Lhasa

Lhasa

Lhasa ( ( ལྷ་ས་ – 拉萨)có khi còn được viết là Lasa, là thủ đô của Tây Tạng, nằm dưới chân núi Gephel. Là trung tâm văn hóa chính trị và tôn giáo của Tây Tạng. Và là nơi ở truyền thống của các vị Đạt-lai Lạt-ma. Lhasa có khoảng 500.000 dân cư, cao hơn mặt biển 3650 mét và tổng diện tích là 30.000km2.

Khu trung tâm thành phố chiếm 544km2 với khoảng 250.000 dân mà tu sĩ chiếm phân nửa trong số đó. Chính vua Tùng Tán là người dựng lên thành phố Lhasa bằng cách cho xây hai ngôi chùa lớn để thờ hai tượng Phật Thích Ca vào thế kỷ thứ 7 mà trước đó Lhasa chỉ là nơi chăn dê cừu với tên gọi là Rasa. Tên Rasa được đổi thành Lhasa từ đó. Chữ Lhasa có nghĩa là “nơi ở của những vị thánh”.

Lhasa nằm ở đáy của một lưu vực nhỏ bao quanh bởi các dãy núi, thuộc đồng bằng Tây Tạng có sông Kyi (Cát Khúc hà) chảy xuyên qua thành phố tạo nên một khu vực có phong cảnh rất đẹp. Thêm vào Lhasa khí hậu rất dễ chịu, không có mùa đông khắc nghiệt, và  mùa hè oi bức, nhiệt độ trung bình hằng năm là khoảng 8 0C, thành phố Lhasa có khoảng 3000 giờ nắng hàng năm, nhiều hơn hẳn các thành phố khác nên còn được gọi là “thành phố ánh nắng” (sunlit city). Đến mùa mưa thì lại thường hay mưa vào ban đêm nên mùa mưa không nơi nào lý tưởng bằng nơi này.

Lhasa có nhiều thắng cảnh lịch sử, bao gồm cung Potala, chùa Triết Bạng (Drepung), Sắc La (Sera), Đại Chiêu (Jokhang), và La Bố Lâm Ca (Norbulingka). Ở Lhasa còn bảo tồn được một lễ hội truyền thống Shotun từ thế kỷ thứ 7. Đó là một lễ hội lớn nhất ở Tây Tạng. Phố Lhasa có ba con đường tròn để tín đồ đi kinh hành quanh chùa Jokhang (Đại Chiêu tự). Đường thứ nhất là Nangkor, bao quanh điện thờ Phật Thích Ca, đường vòng ở giữa là đường Barkhor có nhiều khu phố cổ. Đường vòng ngoài cùng là đường Lingkor, bao quanh toàn bộ thành phố.


Lhasa là một thành phố lạ, huyền bí và linh thiêng nhất thế giới sẽ cho những du khách hay khách hành hương thấy cuộc sống do nghiệp lực của con người hiển hiện ra sao khi phần vật chất không phải là số một. Tuy nhiên khách hành hương phải lơ đi một số khía cạnh được nhìn thấy từ kết quả do sự phát triển để đáp ứng nhu cầu khách du lịch từ nhiều phương khác đã huỷ hoại đi khá nhiều không khí và truyền thống văn hóa Tây Tạng.

Quan Châu