Tại Sao Cúng Dường Cho Bậc Chân Tu Sẽ Có Phước Báu Lớn?

TẠI SAO CÚNG DƯỜNG CHO BẬC CHÂN TU SẼ CÓ PHƯỚC BÁU LỚN ?

Trước đây khi tôi thấy những Quý Vị kém phước, tôi thường khuyên họ là hãy tập cúng dường cho Bậc Chân Tu, sẽ mang lại rất nhiều phước báu thù thắng cho người cúng.
Nhưng cũng có nhiều Vị không tin điều này, và không làm theo.

Ở bài viết này, tôi sẽ phân tích tại sao cúng dường cho người thật tu thì có phước báu lớn.

Tôi sẽ lấy một ví dụ để Quý Vị dễ hiểu :

Có một Vị hiện tại đang là tỷ phú, giàu nhất nhì thế giới.
Nhưng Vị tỷ phú này, khi còn nhỏ ông là người rất nghèo khổ, thiếu ăn, thiếu mặc, thậm chí không có tiền đi học luôn.

Và lúc đó, Quý Vị là người có lòng nhân hậu, và đã cưu mang giúp đỡ, cho tiền, …để giúp em ăn học, giả sử Quý Vị giúp được hai năm.

Sau đó, em được nhiều người khác giúp đỡ, và Quý Vị không còn giúp đỡ nữa.

Thời gian thấm thoắt trôi, Quý Vị không còn gặp lại cậu bé ấy nữa.
Bỗng một ngày nào đó khi xem trên ti vi, Quý Vị biết được, cậu bé ấy giờ đã là tỷ phú giàu có cực kì.

Rồi một hai năm sau, cậu tỷ phú ấy vô tình gặp lại Quý Vị, mà Quý Vị đang bị nợ nần mấy chục triệu khốn khổ, thì Quý Vị nghĩ cậu tỷ phú này có giúp đỡ Quý Vị không ?

Tôi nghĩ chắc chắn cậu sẽ giúp, thậm chí còn hỗ trợ vốn để Quý Vị làm ăn nữa là khác.

Vậy thì nhìn lại, nhờ năm xưa Quý Vị có công lao giúp đỡ cậu ấy, nên ngày hôm nay mới gặt quả là được giúp lại, chứ nếu Quý Vị không gieo hành động tốt ấy năm xưa thì hiện tại làm gì được cậu giúp.

Trở lại với việc cúng dường, giúp đỡ những Bậc thật sự tu hành :

Có thể nói ngôi chùa là nơi mà để đào tạo, và cho ra đời những Vị Phật trong tương lai.

Mà Quý Vị biết công đức và phước báu trí tuệ, cùng những công hạnh giáo hóa của một Vị Phật là không cùng tận, cực kì to lớn vĩ đại.

Và khi một Vị mà tu hành đắc đạo, chấm dứt được sự luân hồi tái sinh, vì không còn sinh nên đâu còn khổ nữa, chỉ còn sự an lạc tuyệt đối.

Vậy nếu Quý Vị là người đã có công lao cúng dường cung cấp nhu yếu để Vị ấy thành tựu công hạnh tu.

Thì khi Vị ấy viên mãn công hạnh, thì Quý Vị đã có phần công đức trong ấy cực lớn, phải nói là không thể nghĩ bàn.

Đó phước báu về sự giàu có, thịnh vượng, đầy đủ tiện nghi viên mãn mà không bị thiếu thốn.

Đây là chưa kể Quý Vị đã gieo nhân để cũng sẽ tu hành và thành Phật trong tương lai.

Và nếu sau này Quý Vị đủ duyên xuất gia tu đạo thì người khác cũng sẽ cúng dường lại Quý Vị như thế, giống như Quý Vị đã từng làm trong những kiếp quá khứ.

Ở trên là tôi chưa kể, nếu Quý Vị cúng dường cho Vị Chân Tu ấy, mà nếu Vị ấy tu hành đắc đạo và viên tịch, ở trong cõi niết bàn, thì cũng sẽ luôn gia hộ, trợ giúp bí mật cho Quý Vị, để Quý Vị sẽ luôn gặp may mắn, thuận lợi trong cuộc sống.

Và một điều cuối cùng nữa, khi cúng dường cho Bậc Chân Tu là :

Bậc tu hành chân chính, các Ngài ăn rất ít, sử dụng vật phẩm cúng dường cũng hết sức đơn giản đạm bạc, tiết kiệm.

Và phần tiền dôi dư ra, các Ngài đều đem làm các công việc Phật Sự như xây chùa, sửa chùa, sắm sửa vật dụng dùng trong chùa, lo cho các tăng ni sinh khác tu tập, một số khác thì ủng hộ các qũy khuyến học, qũy vì người nghèo, người bệnh tật, thiên tai, thảm họa, dịch bệnh…

Ta thấy đây là những hoạt động rất thiết thực lợi lạc và công ích.
Do vậy sẽ mang lại cho người bố thí cúng dường một lượng công đức phước báu cực lớn.

Hơn nữa, nhờ tiền bạc, vật chất, công sức Quý Vị đóng góp cho người tu hành thì chùa mới tồn tại, và kinh sách, lời Phật dạy mới được giữ gìn lưu truyền.

Nhờ đó, mà bao thế hệ, bao con người hiện tại và mai sau sẽ có nơi để trở về, để nương tựa, làm chỗ dựa tinh thần, ươm mầm hạt giống tu hành, giác ngộ giải thoát trong tương lai.

Và công đức này một lần nữa thuộc về ai ?
Là thuộc về những người đã cúng dường bố thí.

NAM MÔ CÔNG ĐỨC LÂM BỒ TÁT MA HA TÁT

Nhuận Hòa
LUẬN GIẢI VỀ TÂM ĐỊA.

Bố Thí Nhiều, Được Phước Ít

Kinh Bồ Tát bản hạnh dạy rằng: “Nếu có chúng sinh làm việc bố thí nhưng không hết lòng, hoặc cúng dường mà không có lòng cung kính; hoặc khi bố thí, cúng dường mà tâm không hoan hỷ; hoặc khi bố thí lại khởi tâm kiêu mạn, tự cao tự đại; hoặc bố thí cúng dường cho những kẻ theo tà kiến điên đảo. Bố thí cúng dường như thế cũng giống như người gặp phải mảnh ruộng cằn cỗi bạc màu, tuy gieo giống xuống rất nhiều mà thu hoạch chẳng được bao nhiêu.”

Bố Thí Ít, Được Phước Nhiều.

Trong kinh này lại cũng dạy rằng: “Nếu vào lúc thực hành bố thí có thể khởi tâm hoan hỷ, tâm cung kính, tâm thanh tịnh, chẳng mong cầu được phước báo, hoặc được cúng dường cho các bậc Bồ Tát, thánh tăng. Bố thí cúng dường được như thế cũng giống như người gặp đám ruộng tốt, tuy gieo giống ít cũng thu hoạch được rất nhiều.”

Buồn Phiền Như Nhau, Thọ Báo Khác Nhau

Sách Pháp uyển châu lâm nói rằng: “Ví như có hai người, một người nghèo khổ, một người giàu có. Có kẻ đến cầu xin được giúp đỡ, cả hai người này đều sinh tâm buồn phiền. Người giàu có nhiều của cải buồn phiền vì sợ người kia nài nỉ xin xỏ, hao tốn tiền bạc của mình. Người nghèo khổ lại buồn phiền vì rất muốn giúp người mà không có tiền bạc để giúp. Về sau, người nghèo khổ ấy được sinh lên cõi trời, còn người giàu có kia phải đọa vào cảnh giới ngạ quỷ. Tuy cả hai người đều sinh tâm buồn phiền nhưng lại thọ quả báo khác nhau.”

Trích An Sĩ Tòan Thư

Tác giả: Chu An Sĩ


Bài Cùng Thể Loại