A Dục vương tự

A Dục vương tự

A Dục Vương tự là một ngôi chùa thiền tông nổi danh tại Trung Quốc, nằm cách phố Ninh Ba khoảng 20km. Do vì trong chùa có Ềtrân tạngỂ, tức là có bảo tháp chứa xá lợi của Đức Phật nên có được danh dự lớn đối với Phật giáo trong và ngoài nước. Hơn nữa hiện nay trên nước Trung Hoa, chùa lại là ngôi cổ sát duy nhất mang tên của một vì vua quyền uy Ấn Độ thời xưa.

Chùa A Dục Vương tọa lạc trên một mảnh đất rộng 8 vạn mét vuông, có điện đường, lầu các v.v… đến hơn 600 gian với diện tích kiến trúc 14.000 mét vuông. Chùa y theo núi mà xây, vừa vào đến sơn môn sẽ thấy một cái ao có cá đang đùa trên mặt nước, rồi mới đến điện Thiên Vương, Đại Hùng Bảo điện, Xá Lợi điện, Pháp đường, Tạng Kinh lầu v.v… Kết cấu kiến trúc từ điêu khắc đến viên lâm nghệ thuật hội họa đều mang nét cổ điển và trang trọng. Đặc biệt là điện Xá Lợi được trang nghiêm bằng bảo cái màu vàng và nhiều vật bằng kim bích hay pha lê chiếu dịu rất đẹp. Các văn vật khác được bảo tồn tại chùa A Dục Vương cũng rất nhiều, nào là Kinh sách do ngoại bang tặng rồi được vua truyền cho thờ (hiện có tất cả 7247 quyển), rồi các bình sứ từ đời Nguyên, Tống và Đường. Về ngự thư thì hiện chùa vẫn còn vài tấm bảng với bút tích của vua Càn Long như: “Phật đảnh quang minh chi tháp”, “Diệu thắng chi điện” và “Giác hành câu viên”. Những bảng chứng minh sự am tường về Phật pháp của vua này đều được treo trong điện Xá Lợi của chùa. Chùa A Dục Vương không chỉ nổi tiếng là nơi chứa các vật báu thôi, chùa cũng có những cảnh đẹp đã được lưu danh như: Phật Túc Tích – nơi được tương truyền rằng Phật Ca Diếp từng bước qua và để lại dấu của bàn chân trái trên một tảng đá lớn ở đó. Rồi từ đó hướng lên đỉnh núi sẽ thấy Cực Mục đình – nơi có thể dừng chân nhìn ra thật xa về phía chân trời. Cực Mục đình cũng gọi là Vọng Hải đình.

Thiên Đồng tự nằm tại làng Thiên Đồng ở dưới chân núi Thái Bạch của Ngân huyện, và được gọi là ỀĐông Nam Phật QuốcỂ vì là một trong năm tùng lâm lớn nhất Trung Quốc. Chùa được kiến tạo vào đời Tây Tấn năm Vĩnh Khang Nguyên (300 CN), ban đầu chỉ là một thảo am trên diện tích rất nhỏ nhưng theo thời gian đã lên đến 45 ngàn mét vuông, gồm 999 gian điện thất rất quy mô hùng vĩ. Tương truyền, vào thời Tây Tấn có tăng nhân Nghĩa Hưng vân du đến nơi này rồi khai sơn lập chùa để tu. Lúc bấy giờ nơi núi rừng thanh vắng cách xa làng xóm ấy chỉ có hòa thượng Nghĩa Hưng vừa tu hành vừa dựng am để ở thôi. Nhưng bỗng dưng không biết từ đâu lại có một đồng tử mỗi ngày đều đem cơm nước tới cho người dùng. Đến khi am vừa dựng xong, chú bé ấy từ giã hòa thượng rằng: ỀTôi là Thái Bạch Kim Tinh, Ngọc Hoàng Đại Đế thấy ngài tinh tiến tu hành, nên sai tôi biến thành một đồng tử để hầu hạ ngài. Nay am đã xây thành rồi, tôi xin đi thôi.Ể Nói xong chú bé ấy bèn cưỡi mây mà đi. Từ đó về sau người đời bèn đặt tên cho núi là Thái Bạch và gọi chùa là Thiên Đồng. Ngày nay tự viện và điện đường của chùa Thiên Đồng cũng lại như các chùa trên núi khác, tức là thuận theo thế núi, phần dưới thấp và phần trên cao dần. Từ sáu ngôi tháp ở trước chùa đến điện Thiên Vương, điện Phật, Pháp đường và La Hán đường đều theo bố cục của các bậc tam cấp. Những phần được xây sau cùng của chùa là vào đời nhà Thanh, từ năm 1644 tới 1911 và đến năm 1936 thì có trùng tu một lần. Chùa cũng được ngự bút của các vị vua trong nhiều thời đại khác nhau; gồm Tống, Nguyên, Minh và Thanh, số lượng có đến hơn 30 bảng.

Cảnh trí của Thiên Đồng tự, bốn bề là núi nên chùa có khá nhiều cổ thụ. Có nhiều cây cao như chạm trời mà cũng có những cây thân uốn rất lạ, tạo thêm cảnh đẹp cho chùa. Có người tả rằng: ỀNhững hàng tùng bên chùa chạy mãi không cùng tận, rừng xanh trên núi như đang giấu giữ một phạm vương cungỂ. Không biết chùa bây giờ có như lời miêu tả ấy không, nhưng những lời khen tương tự như thế vẫn vang đến tận Nhật Bổn và cả vùng Đông Nam Á – nơi đã hiện rõ nhiều nét ảnh hưởng từ Thiên Đồng tự này