101 Câu chuyện Thiền (31-40)

Chuyện 31: Mọi Thứ Đều Hạng Nhất

Khi Banzan đi ngang qua một khu chợ ông bất chợt nghe được một cuộc đối thoại giữa một bác bán thịt và người khách hàng của bác ta.

“Bán cho tôi miếng thịt ngon nhất mà bác có,” người khách hàng nói.

“Mọi thứ trong cửa hàng của tôi cũng đều là hạng nhất cả,” bác hàng thịt đáp lại. “Ông không thể tìm thấy ở đây miếng thịt nào mà không phải là hạng nhất đâu.”

Nghe những lời đó, Banzan trở nên giác ngộ.

 

Chuyện 32: Chút Thời Gian bao Ngọc Báu

Một lãnh chúa hỏi Takuan, một thiền sư, để xin thầy khuyên ông phải dùng thời giờ như thế nào. Ông ta cảm thấy những ngày của ông quá dài khi tham gia nơi việc công và ngồi ngay đơ đón nhận sự tôn sùng của mọi người.

Takuan viết tám chữ Hán và trao lại cho lãnh chúa:

Không có hai lần như ngày nay

Chút thời gian bao ngọc báu.

Ngày này sẽ không trở lại

Mỗi phút đáng giá một viên ngọc vô giá.

 

Chuyện 33: Bàn Tay Của MOKUSEN

Mokusen Hiki đang sống trong một thiền viện ở tỉnh Tamba. Một trong những môn đồ của ông than phiền về tính keo kiệt của vợ anh ta.

Mokusen đến thăm vợ của người môn đồ và giơ nắm đấm của ông ra trước mặt bà ấy.

“Ông định ám chỉ gì với cái đó vậy?” người đàn bà ngạc nhiên hỏi.

“Giả dụ nắm tay của ta cứ luôn luôn như thế đó. Bà gọi nó là cái gì?” ông hỏi.

“Dị dạng,” người đàn bà trả lời.

Rồi ông xòe bàn tay thẳng ra trước mặt bà ấy và hỏi: “Giả dụ như nếu nó cứ luôn luôn như thế đó. Lúc đó là cái gì?”

“Một loại dị dạng khác,” người vợ nói.

“Nếu bà hiểu được nhiều như vậy,” Mokusen kết luận, “bà là một người vợ tốt.” Xong ông ra về.

Sau lần viếng thăm của ông, người vợ này phụ giúp chồng bà trong việc tiêu pha cũng như dành dụm.

 

Chuyện 34: Một Nụ Cười Trong cuộc ĐờI của ông

 

Được biết Mokugen chưa bao giờ cười cho đến tận ngày cuối cùng của ông trên cõi dương gian. Khi tới giờ sắp qua đời ông nói với các đệ tử trung thành của ông: “Các con đã theo học với ta hơn mười năm trời. Hãy biểu lộ cho ta thấy cách lý giải thực sự của các con về Thiền. Ai diễn tả điều này minh bạch nhất sẽ là người kế v? ta và nhận y với bát của ta.”

Mọi người nhìn vào gương mặt nghiêm trang của Mokugen, nhưng không một người nào trả lời.

Encho, một đệ tử đã ở với thầy mình một thời gian lâu rồi, đến bên cạnh giường. Anh đẩy chén thuốc tới phía trước vài phân. Đó là câu anh trả lời cho cái lệnh truy?n.

Nét mặt thầy trở nên nghiêm trang hơn nữa. “Đấy là tất cả những gì mà con thấu triệt hay sao?” ông hỏi.

Encho vươn tới và chuyển cái chén lui trở lại.

Một nụ cười đẹp đẽ tươi nở trên nét mặt của Mokugen. “Thằng nhãi ranh,” ông nói với Encho. “Mi theo ta đã mười năm và chưa hề thấy toàn thể tấm thân của ta. Hãy cầm lấy y và bát. Chúng thuộc về mi đó.”

 

Chuyện 35: Thiền từng phút

Các thiền sinh phải ở với thầy của họ ít nhất cũng phải mười năm trước khi họ coi như có thể dạy người khác. Tenno đến viếng thăm Nan-in. Tenno đã trải qua thời gian học tập của anh và đã trở thành một thiền sư. Nhằm đúng vào ngày trời mưa, cho nên Tenno đi guốc gỗ và mang theo một cây dù. Sau khi chào hỏi anh Nan-in nhận xét: “Ta cho rằng anh đã để đôi guốc gỗ của anh trong phòng phía trước. Ta muốn biết cái dù của anh ở phía bên phải hay bên trái đôi guốc.”

Tenno, bối rối, không trả lời ngay được. Anh ta nhận thức ra rằng anh ta chưa đủ sức để thể hiện được Thiền của anh trong từng phút. Anh trở thành học trò của Nan-in, và anh học hỏi thêm sáu năm nữa để thành tựu Thiền trong từng phút của mình.

 

Chuyện 36: Mưa Hoa

Subhuti là đệ tử của Đức Phật. Ngài có năng lực thấu triệt được tiềm lực của tánh không, cái quan điểm cho rằng chẳng có chi hiện hữu ngoài sự tương quan giữa chủ thể và khách thể.

Một ngày Subhuti, trong một tâm trạng tánh không siêu phàm, đang ngồi dưới một cái cây. Hoa bắt đầu rơi rụng xung quanh ngài.

“Chúng tôi đang tán thán ngài về bài giảng pháp về tánh không của ngài,” các thiên thần thì thầm với ngài.

“Nhưng tôi có nói gì đến tánh không đâu.” Subhuti nói.

“Ngài chưa nói về tánh không, chúng tôi chưa nghe đến tánh không,” các thiên thần đáp lại. “Đây là cái tánh không thực sự” Và các bông hoa rơi phủ xuống ngài như mưa.

 

Chuyện 37: Xuất bản Kinh

 

Tetsugen, một người hâm mộ Thiền ở Nhật Bản, quyết định xuất bản kinh, mà lúc bấy giờ chỉ có bằng chữ Hán. Những cuốn sách được đem in bằng những bản khắc gỗ mỗi lần bẩy ngàn bản, một công tác vĩ đại.

Tetsugen bắt đầu bằng cách du hành và lạc quyên tiền hiến tặng cho mục đích này. Một vài người có thiện cảm tặng ông cả trăm đồng tiền vàng, nhưng hầu hết những lần khác ông chỉ nhận được những đồng tiền lẻ. Ông cảm tạ mỗi người hiến tặng bằng một lòng biết ơn ngang nhau. Sau mười năm Tetsugen có đủ tiền để bắt đầu công việc của ông.

Nhưng lúc đó bất ngờ sông Uji bị dâng tràn. Nạn đói xảy ra theo. Tetsugen mang tiền quỹ mà ông đã quyên góp được để in sách ra tiêu dùng vào việc cứu những người khác khỏi chết đói. Thế rồi ông lại bắt đầu công tác lạc quyên của ông.

Vài năm sau đó một bệnh dịch lan tràn khắp nước. Tetsugen lại đem cho đi những gì ông đã quyên góp được, để giúp đỡ dân chúng của ông.

Một lần thứ ba ông lại tiến hành công tác của ông, và sau hai mươi năm nguyện ước của ông đã thành đạt. Những bản in dùng để sản xuất ra những ấn bản đầu tiên của kinh ngày nay được trưng bày tại tu viện Obaku ở Kyoto.

Người Nhật Bản kể cho con cái họ nghe rằng Tetsugen đã làm ra được ba bộ kinh, và rằng hai bộ vô hình đầu tiên còn vượt trội hơn cả bộ sau cùng.

 

Chuyện 38: Công trình Của GISHO

Gisho được thọ giới làm ni cô lúc cô mười tuổi. Cô được huấn luyện cũng giống như những chú tiểu khác. Khi cô tới mười sáu tuổi cô di chuyển từ thiền sư này đến thiền sư khác để học hỏi với tất cả các vị đó.

Cô ở lại trong ba năm với Unzan, sáu năm với Gukei, nhưng vẫn chưa thể đạt được một cái nhìn sáng suốt. Cuối cùng cô đến với thiền sư Inzan.

Inzan không có một chút phân biệt gì về giới tính của cô cả. Ông rầy la cô như giông bão. Ông tát tai cô để đánh thức bản tánh thầm kín của cô.

Ginsho ở lại với Inzan mười ba năm, và rồi cô thấy ra được điều mà cô đang kiếm tìm!

Để vinh danh cô, Inzan viết một bài thơ:

Ni cô này đã theo học mười ba năm dưới sự chỉ dẫn của ta.

Vào buổi tối cô suy xét những công án sâu xa nhất,

Vào buổi sáng cô b? lôi cu?n vào những công án khác.

Ni cô người Trung Hoa Tetsuma đã vượt qua tất cả trước cô,

Và kể từ Mujaku chẳng có ai chân chính như Gisho này!

Tuy nhiên còn có thêm nhiều cửa nữa mà cô phải vượt qua.

Cô vẫn còn phải nhận thêm nhiều cú đấm nữa từ nắm tay sắt của ta.

Sau khi Gisho giác ngộ cô đi đến tỉnh Banshu, khởi sự thiền viện riêng của cô, và dạy hai trăm ni cô khác cho đến ngày cô qua đời trong một năm vào tháng Tám.

 

Chuyện 39: Ngủ lúc ban ngà

Thiền sư Soyen Shaku từ giã thế gian này lúc ông sáu mươi mốt tuổi. Hoàn tất sự nghiệp của đời ông, ông để lại một giáo pháp to lớn, phong phú hơn giáo pháp của đa số những thiền sư khác rất nhiều. Các học trò của ông thường hay ngủ lúc ban ngày vào giữa mùa hạ, và trong lúc ông bỏ qua việc này thì chính bản thân ông, ông không bao giờ bỏ phí một phút nào.

Khi ông ch? mới mười hai tuổi, ông đã học hỏi sự suy tư triết lý phái Tendai. Một ngày mùa hạ trời oi nồng đến nỗi cậu bé Soyen duỗi chân ra và ngủ thiếp đi khi thầy của cậu vắng xa.

Ba giờ đồng hồ đã trôi qua, khi thình lình thức dậy cậu nghe thấy thầy của cậu đi vào, nhưng đã quá muộn rồi. Cậu nằm dài ngay ra đấy, chắn ngang ngưỡng cửa vào.

“Ta xin lỗi con, ta xin lỗi con,” thầy của cậu nói thầm thì, bước cẩn thận qua người của Soyen như thể là bước qua người vị khách quý nào đó vậy. Sau chuyện này, Soyen không bao giờ còn ngủ vào buổi trưa nữa.

 

Chuyện 40: Trong Cõi Mộng

“Ông thầy học của chúng tôi hay ngủ một giấc ngắn mỗi buổi trưa,” một đệ tử của Soyen Shaku kể lại. “Bọn trẻ con chúng tôi hỏi thầy tại sao ông làm như vậy thì ông bảo với chúng tôi là: ‘Ta đi vào cõi mộng để gặp các vị thánh hiền thời xa xưa như ngài Khổng Tử thường làm.’ Khi ngài Khổng Tử ngủ, ngài thường nằm mơ thấy các v? thánh hiền thuở trước và về sau này kể lại cho các đệ tử nghe về những v? này.

“Một ngày nọ trời nóng dữ dội cho nên vài đứa chúng tôi ngủ một giấc ngắn. Thầy học của chúng tôi la mắng chúng tôi. ‘Chúng con đi vào cõi mộng để gặp các v? thánh hiền thuở xa xưa tương tự như ngài Khổng Tử đã làm vậy,’ chúng tôi biện minh. ‘Các v? thánh hiền đó nhắn nhủ cái gì không?’ thầy học của chúng tôi hỏi. Một đứa trong bọn chúng tôi trả lời: ‘Chúng con đã đi vào cõi mộng và đã gặp các v? thánh hi?n rồi hỏi các ngài đó rằng thầy học của chúng con có đến đấy vào mỗi buổi trưa hay không, nhưng các ngài nói rằng các ngài chưa hề bao giờ trông thấy một người nào như vậy cả.’”