THIẾT LẬP HÒA HIỆP TRONG SỰ ĐA DẠNG TÔN GIÁO

THIẾT LẬP HÒA HIỆP TRONG SỰ ĐA DẠNG TÔN GIÁO His Holiness the Fourteenth Dalai Lama Nguyên tác: Establishing Harmony within Religious Diversity Anh ngữ: Alexander Berzin – Chuyển ngữ: Tuệ Uyển

1- NHỮNG NGUY HIỂM CỦA SỰ THAY ĐỔI TÔN GIÁO

Có nhiều tôn giáo và tôn giáo khác nhau trên thế giới và mỗi tôn giáo đã phát triển để thích ứng với chính quần chúng của nó.  Do bởi điều ấy, chúng tôi luôn luôn khuyên rằng tốt nhất là theo tôn giáo mà quý vị được sinh ra trong ấy.  Ở thế giới phương Tây, hầu hết mọi người là Ki Tô hữu, mặc dù có một số theo Do Thái Giáo và một số là Hồi Giáo.  Đối với họ, hay cho bất cứ người nào, thay đổi tôn giáo là không dễ dàng và đôi khi nó chỉ tạo thêm rối rắm.

Có một thí dụ mà chúng tôi luôn luôn đề cập.  Vào đầu những năm 1960, những người Tây Tạng chúng tôi đối diện với những khó khăn vô cùng lớn lao.  Vào lúc ấy, nhiều tổ chức Cơ Đốc Giáo đã đến giúp đở chúng tôi.  Có một người phụ nữ Tây Tạng có vài đứa trẻ nhỏ và bà gặp phải một tình cảnh vô cùng khó khăn.  Rồi thì có một đoàn truyền giáo Cơ Đốc đến và chấp nhận cho những đứa con của bà đến một trường học của đoàn truyền giáo Cơ Đốc.  Một ngày nọ bà đến và nói với tôi rằng trong kiếp sống này bà sẽ là một tín hữu Cơ Đốc, nhưng trong đời sống kế tiếp bà sẽ là một Phật tử.  Điều này cho thấy rằng bà có một số bối rối về tôn giáo.

Cũng có một phụ nữ Ba Lan trọng tuổi, chúng tôi biết bà từ năm 1956.  Từ năm 1959 trở đi, bà quan tâm tận tình đến giáo dục và cấp học bổng  cho vài học sinh Tây Tạng.  Bà trở nên hứng thú đến Phật Giáo, nhưng trước khi ấy bà là người theo thuyết thần trí (1) ở Madras.  Thế nên bà đã là người thuộc loại không hẹp hòi về quan điểm, mà đã chấp nhận Phật Giáo như tôn giáo của riêng bà.  Vào thời điểm cuối cuộc đời của bà, khái niệm về Thượng đế dường như gần tâm hồn của bà hơn và điều này cũng chứng tỏ một dấu hiệu của sự rối loạn [hay mơ hồ].

Tuy nhiên, trong hàng triệu người, một số sẽ có sự hấp dẫn một cách bẩm sinh đối với những tôn giáo Đông phương, đặc biệt là Phật Giáo.  Những người này cần suy nghĩ một cách cẩn thận.  Nếu họ cảm thấy rằng Phật Giáo thích hợp hơn đối với khuynh hướng của chính họ, thế thì okay, tốt thôi.  Giống như trong 99% người Tây Tạng chúng tôi là Phật tử.  Nhưng hơn bốn thế kỷ gần đây, có một số người Hồi Giáo Ladakh sống ở Tây Tạng, họ kết hôn với người Tây Tạng và con cái của họ trở thành người Hồi Giáo.  Cũng thế, có một số người Cơ Đốc ở vùng Amdo.  Thế thì, tốt thôi, với cả hai nhóm người ấy, không có vấn đề gì rắc rối.

Cũng thế, chúng tôi phải nói đến rằng khi một người nào đấy tiếp nhận một tôn giáo mới, họ phải tránh quan niệm tiêu cực về tôn giáo truyền thống của họ, điều thường thể hiện như một bộ phận tự nhiên của con người.  Thậm chí nếu quý vị thấy rằng tôn giáo cũ của quý vị không thật lợi ích cho quý vị, không nên hàm ý chung chung rằng nó đúng là chẳng ích lợi gì.  Tất cả những tôn giáo cung ứng một sự hổ trợ đến nhân loai.  Đặc biệt khi đối diện với những tình cảnh khó khăn, tất cả tôn giáo trao cho niềm hy vọng.  Do vậy, chúng ta phải tôn trọng tất cả mọi tôn giáo.

2- HỌC HỎI TỪ NHỮNG TÔN GIÁO KHÁC

Cũng thế, hiện thực ngày nay có hơi khác thực tế ngày xưa.  Trong quá khứ, những người trong những truyền thống khác nhau sinh sống ít hay nhiều cô lập hơn.  Đạo Phật ở Á châu; đạo Hồi ở Trung Đông và một số ở Á châu; và ở phương Tây hầu hết thờ phượng Thượng đế Ki Tô giáo.  Vì thế có rất ít sự tiếp xúc.  Nhưng bây giờ thời gian đã khác.  Có nhiều làn sóng người di cư xãy ra; có nền kinh tế toàn cầu và cũng có sự lớn mạnh của kỷ nghệ du lịch.  Có quá nhiều tin tức sẳn sàng, kể cả thông tin về Phật Giáo.  Do bởi những nhân tố đa dạng này, cộng đồng thế giới chúng ta đã trở nên giống như một sự tồn tại:  một thực thể  duy nhất đa tôn giáo, đa văn hóa.

Do thế, ở đây có hai khả năng của những gì có thể xãy ra.  Thứ nhất là do bởi sự tiếp xúc gần gũi giữa những truyền thống khác nhau, đôi khi có một cảm giác nho nhỏ về sự không an toàn cho truyền thống của chính chúng ta.  Truyền thống khác trở nên tiếp xúc với chúng ta nhiều hơn, vì thế chúng ta cảm thấy có một ít không thoãi mái.  Đó là một khả năng tiêu cực.  Khả năng thứ hai là do bởi thực tế giao tiếp nhiều hơn, những cơ hội để phát triển hòa hiệp chân thành giữa những truyền thống đã lớn mạnh.  Đây là một khả năng tích cực hơn và do vậy bây giờ chúng ta phải làm một nổ lực để xây dựng một sự hòa hiệp thật sự.  Nếu chúng ta bỏ qua một bên những tôn giáo không có bất cứ nền tảng triết học nào, mà chỉ đơn thuần là tín ngưỡng trong sự thờ cúng mặt trời, mặt trăng hay những loại như thế này, nếu chúng ta bỏ những thứ đó qua một phía mà nhìn vào đại đa số tôn giáo – Ki Tô Giáo, Do Thái Giáo, Hồi Giáo, Kỳ Na Giáo, Lão Giáo, Khổng Giáo, truyền thống của Phật Giáo và Ấn Giáo, và v.v…- mỗi tôn giáo này có một sự đặc biệt của nó.  Do thế, qua tiếp cận gần gũi, chúng ta có thể học hỏi những điều mới lạ từ mỗi tôn giáo khác; chúng ta có thể làm giàu thêm truyền thống của chúng ta.

Thí dụ chúng tôi là những Phật tử Tây Tạng, chúng tôi duy trì sự cô lập sau dãy Hy Mã Lạp Sơn; chúng tôi chẳng biết điều gì đang xãy ra ở thế giới bên ngoài.  Nhưng bây giờ tình cảnh đã thay đổi hoàn toàn.  Bây giờ, sau gần năm mươi năm như những người tị nạn không nhà, chúng tôi đã tìm thấy những ngôi nhà mới và nhiều cơ hội để học hỏi từ những truyền thống khác trên những quốc gia khác.  Điều này đã cực kỳ lợi lạc.  Trong quá khứ, chúng tôi đã từng thiết lập những chương trình trao đổi ở nơi đây, Ấn Độ:  những anh chị em Cơ Đốc giáo đã đến Ấn Độ để học hỏi từ chúng tôi và một số tu sĩ Tây Tạng nam nữ đã đến phương Tây và đã có kinh nghiệm trong Cơ Đốc giáo, hầu hết là trong những tu viện Thiên Chúa giáo.  Do vậy, với những tiếp xúc gần gũi trong cách ấy, nếu chúng ta không giữ đôi mắt khép lại mà mở ra, rồi thì chúng ta có thể học hỏi những điều gì đấy lẫn nhau.  Trong cách ấy, chúng ta có thể phát triển một sự thông hiểu và tôn trọng hổ tương.  Và dù sao đi nữa, một thực tế mới là đấy.  Thế nên, chúng tôi nghĩ rằng sự phát triển hòa hiệp hổ tương giữa những tôn giáo khác nhau là rất quan trọng.  Đây là một trong những chí nguyện (2) của chúng tôi cho tới khi chết, và đấy là thúc đẩy sự hòa hiệp tôn giáo.  Điều này rất hữu ích.

Do vậy, khi chúng tôi diễn thuyết về Phật Giáo đến những thính chúng ở phương Tây, hầu hết là những tín đồ của những tôn giáo khác, thế thì, khuynh hướng ấy là để giúp cho những người này mở mang thêm một ít kiến thức về Phật Giáo.  Điều ấy có thể lợi ích cho việc phát triển lòng bao dung.  Rồi thì, có lẻ giống như Đức Giáo Hoàng hiện tại nhấn mạnh, tầm quan trọng cần có là cả tín ngưỡng và lý trí phối hợp với nhau.  Điều ấy rất quan trọng.  Không có lý trí, đôi khi tín ngưỡng tồn tại đôi chút không thích đáng.  Nhưng với lý trí, tín ngưỡng có thể trở thành một bộ phận của đời sống và điều ấy vô cùng thích ứng.  Thí dụ, tín ngưỡng trên Thượng Đế có thể vô cùng lợi ích, giống như khi một người đang trãi qua những thời điểm cực kỳ khó khăn, nó ban cho người ấy một niềm hy vọng lớn lao.  Và nếu chúng ta nghĩ trong những hình thức giận dữ, thù hận, ghen tị, ý muốn lừa dối và bắt nạt kẻ khác, thế thì nếu chúng ta có tín ngưỡng, niềm tin tôn giáo sẽ bảo vệ chúng ta chống lại những cảm xúc và hành động tiêu cực như vậy.  Khi chúng ta nhận ra điều này, thế thì tín ngưỡng trở nên rất quan trọng trong đời sống hằng ngày.  Trong truyền thống Phật Giáo, chúng ta đặt sự nhấn mạnh một cách tương xứng trên tín ngưỡng và lý trí.  Thế nên, một số sự giải thích Phật Giáo, đặc biệt những điều căn cứ trên lý trí có thể rất hữu ích cho những hành giả của những truyền thống khác.

3- CHIA SẺ KIẾN THỨC VỚI KHOA HỌC

Trong sự muôn màu muôn vẻ của những truyền thống tôn giáo hiện hữu trong thế giới ngày nay, có hai đặc trưng:  những tôn giáo hữu thần và những tôn giáo vô thần.  Phật Giáo là một tôn giáo vô thần.  Theo những tôn giáo vô thần, điều nhấn mạnh là trên luật nhân quả.  Do thế, một cách tự nhiên, có một sự giải thích rộng rãi về luật của nguyên nhân và hiệu quả trong Phật Giáo, và đây là một điều gì đấy rất lợi ích để biết.  Nó hữu ích trong ý nghĩa rằng nó giúp chúng ta hiểu biết hơn về chính chúng ta và về tâm thức chúng ta.

Thí dụ, chúng ta cần nhận ra rằng những cảm xúc và quan niệm tiêu cực là cội nguồn của những khỗ não và đau thương của chúng ta.   Để loại trừ đau thương và khổ não, chúng ta cần tập trung không chỉ trên những tình trạng thân thể và lời nói, nhưng cũng trên thể  trạng tinh thần.  Năng lực đối trị với chúng hầu hết cũng là tinh thần.

Trong truyền thống Phật Giáo, sự giải thích về tâm thức rất chi tiết.  Cũng thế, chúng ta tìm thấy một số điều tương tự trong truyền thống cổ truyền của Ấn Độ.  Do vậy hiện tại bây giờ, khoa học hiện đại đang khảo sát sâu ngày càng sâu hơn trong lĩnh vực này.  Thí dụ, y học đang bắt đầu tiến hành nghiên cứu về cảm xúc, vì chúng rất quan trọng trong liên hệ đến sức khỏe của chúng ta.  Một thân thể khỏe mạnh có quan hệ đến những cảm xúc.  Do thế, điều đặc biệt quan trọng cho những nhà thần kinh học khảo sát những hoạt động của não bộ như thế nào để quán sát rõ hơn về những cảm xúc.  Trong những lĩnh vực chuyên môn khác cũng thế, cũng có một sự hấp dẫn lạ thường đối với tâm thức và xúc cảm.  Do vậy, những tin tức về tâm thức và cảm xúc của Phật Giáo và từ những tôn giáo cổ truyền của Ấn Độ là rất hữu ích cho những sự nghiên cứu của họ.

Thông thường chúng tôi phân biệt ba bộ phận của Phật Giáo:  khoa học Phật Giáo, triết học Phật Giáo, và tín ngưỡng Phật Giáo.  Hãy nhìn vào kiểu mẫu của chính Đức Phật.  Đức Phật đầu tiên là một chúng sinh bình thường, một con người giới hạn (3).  Ngài đã dạy làm thế nào để chuyển hóa những cảm xúc và tâm thức phàm tình của chúng ta từng bước từng bước một và, bằn đi theo con đường ấy của chính Ngài, Ngài cuối cùng đã trở nên giác ngộ, và đấy là một Đức Phật.  Do vậy, sự tiếp cận của Phật Giáo là bắt đầu trên cấp độ này, trình độ của những con người bình thường, và rồi thì tiến bước trên trình độ ấy [vượt thẳng đường lên đến tột cùng] của Phật quả.

Do bởi điều ấy, thế thì trước nhất, chúng ta phải biết thực tế ngày nay: đấy là yêu cầu khoa học Phật Giáo.  Rồi thì, trên căn bản ấy, chúng ta thấy khả năng của thay đổi, của chuyển hóa.  Chúng ta thấy rằng đổi thay là có thể và đấy là triết lý Phật Giáo.  Khi điều ấy trở nên rõ ràng đối với chúng ta và chúng ta đã có sự tin cậy trong tiến trình chuyển hóa nội tại, rồi thì chúng ta có thể bắt đầu thực hành tín ngưỡng Phật Giáo.

Do thế, nếu chúng ta nhìn lại khoa học Phật Giáo, có hai lĩnh vực mà nó đối diện:  nội tại, tâm thức, và ngoại tại với những nguyên tử, vũ trụ, và v.v…  Khoa học Tây phương cống hiến nhiều trên trình độ ngoại tại: dường như nó cực kỳ phát triển trên lĩnh vực ấy.  Những người Phật tử chúng tôi có thể học nhiều điều từ nó về những hạt bụi trần, làm thế nào chúng hoạt động, về di truyền học, về vũ trụ – những điều này rất hữu ích cho chúng tôi như những người Phật tử.  Tối thiểu trong những hình thức của hành tinh này, rõ ràng rằng không có núi Tu Di.  Do vậy, một số những sự diễn đạt cổ điển của chúng tôi cũng phải được thay đổi.  Thế nên, những khám phá đặc thù của khoa học trong lĩnh vực vũ trụ học, vật lý hạt, vật lý lượng tử, và v.v…, là rất cần thiết cho những người Phật từ chúng tôi học hỏi.

Tuy nhiên, một số khám phá của khoa học hiện đại và Phật Giáo là giống nhau.  Thí dụ, ban đầu, người ta tin rằng có một loại một tính chất tự cung, độc lập nào đấy, bên cạnh những đối tượng.  Nhưng bây giờ, theo sự khám phá của khoa  vật lý học lượng tử, chúng ta thấy rằng không có điều gì như thế.  Những người Phật tử chúng tôi đã có sự thông hiểu như thế hàng nghìn năm qua.  Phật Giáo dạy rằng không có điều gì tự sinh khởi hay tự tồn tại (3), nhưng đúng hơn là mọi thứ sinh khởi một cách phụ thuộc [vào nhau](duyên khởi).

Bây giờ, trong hình thức của kiến thức nội tại, khoa học hiện đại đang bắt đầu để chỉ đạo một số khảo sát, do thế có thể có lợi ích hổ tương.  Những người Phật tử có thể học về những hiện tượng ngoại tại từ khoa học và khoa học có thể học hỏi để ứng phó với những cảm xúc tiêu cực và những hiện tượng nội tại từ những người Phật tử.  Thế nên, khi chúng tôi nói với những nhà khoa học, không phải là nói về những kiếp sống tương lai hay niết bàn.  Chúng tôi không nói về những khía cạnh tôn giáo, mà đúng hơn là chúng tôi nói về tâm thức và những cảm xúc.  Đây là bởi vì chúng ta có cùng phương pháp:  chúng ta khám phá những sự kiện nhầm để tìm ra thực tại.

Do vậy, những ai trong những ngưởi Tây phương quý vị hấp dẫn trong Phật học, điều ấy hữu ích để mang đến cho sự nghiên cứu khoa học của chính quý vị.  Vì thế, trên căn bản của sự cung ứng cơ hội để khảo sát những giáo lý  Phật Giáo với một thái độ khoa học, và dường như không có gì trở ngại cho chúng tôi để có những buổi diễn thuyết về Phật học đến những thính chúng không phải Phật tử.   Do bởi điều ấy, thế thì xin hãy nhìn vào những buổi nói chuyện của chúng tôi phần nào đấy gọi là những thuyết trình chuyên môn.  Ngoại trừ một số tán tụng lúc bắt đầu, không có nghi lễ, không có khía cạnh tôn giáo trong những bài thuyết giảng của chúng tôi.  Chúng tôi đúng là thuyết giảng về những đề tài khoa học  Các bạn nghĩ thế nào?

Phụ giải:
(1) Theosophist
(2) Commitment: một sự thực hành tâm linh mà một người hứa làm.  Nhân tố tinh thần với điều mà một người làm hứa làm như thế.  Sự hứa hẹn có thể được làm hoặc là một cách nguyên tắc với một nghi lễ hay một cách tự nhiên không cầu kỳ, và hoặc là bằng lời nói hay không lời nói.  Trong trường hợp của một lời hứa nguyện trước một vị đạo sư tâm linh, nhân tố tinh thần với điều mà một người hứa hẹn liên hệ tới vị đạo sư ấy trong một hình thức và nội dung lành mạnh, tùy theo sự diễn tả kinh điển truyền thống.  Thuật ngữ không bao hàm một ý nghĩa của bổn phận hay nghĩa vụ.
(3) Existing:  tồn tại, hiện hữu – những hiện tượng có thể biết một cách có căn cứ
(4) a limited being: một con người có sự tỉnh thức vẫn giới hạn.  Bất cứ một cá thể nào khác hơn một vị Phật.  Thường được diễn tả như ‘chúng sinh.’

Establishing Harmony within Religious Diversity
His Holiness the Fourteenth Dalai Lama
Nantes, France, 15 August 2008
transcribed and slighted edited by Alexander Berzin
http://www.berzinarchives.com/web/en/archives/
Tuệ Uyển chuyển ngữ
01-01-2010