Chùa Cưu Ma La Thập

Chùa Cưu Ma La Thập: Nơi phát huy giáo điển, hoằng pháp, dịch kinh đầu tiên của Phật giáo Trung Quốc

Chùa Cưu Ma La Thập tọa lạc tại trung tâm thành phố Vũ Uy, tỉnh Cam Túc, đã có lịch sử cách nay 1600 năm, là nơi phát huy giáo điển, hoằng pháp, dịch kinh đầu tiên của Tổ sư Cưu Ma La Thập – bậc cao tăng miền Tây Trúc thời cổ đại, là một trong 4 nhà phiên dịch kinh Phật nổi tiếng của Phật giáo Trung Quốc.

chuacuuma 1.jpg

Thời đại Dao Tần, có rất nhiều vị cao tăng kính mộ Ngài Cưu Ma La Thập từng đến trú ngụ nơi đây. Chùa La Thập trải qua nhiều tang thương kiếp nạn, điện vũ, tăng xá điêu tàn, hiện chỉ còn lại tháp phụng thờ xá lợi lưỡi của ngài La Thập. Vì sau khi Tổ sư La Thập viên tịch “củi than thiêu đốt hình thể, chỉ có cái lưỡi không hoại”. Tuy phong trần nhiều phen xuống cấp, nhưng tháp vẫn đứng thẳng trơ gan cùng tuế nguyệt.

chuacuuma 2.jpg

Tượng ngài Cưu Ma La Thập được khắc bằng gỗ

Kinh điển mà suốt cả một đời Tổ sư La Thập phiên dịch có hơn 70 bộ, 348 quyển, sự cống hiến của ngài trước cả Pháp sư Huyền Trang, được xưng tụng là hàng “Thái Sơn Bắc Đẩu” của ngành phiên dịch. Toàn bộ Kinh, Luật, Luận mà Ngài đã dịch chẳng những không làm mất ý chính, mà còn giữ được ý thú ngữ điệu của nguyên bản, trong khi tụng đọc khiến mọi người cảm thấy lời văn mượt mà, trôi chảy. Bởi vậy, những người ưa thích đọc tụng, đến nay vẫn không suy giảm.

 

chuacuuma 3.jpg

Tháp xá lợi Lưỡi của Ngài La Thập

Công nguyên năm 413, Tổ sư Cưu Ma La Thập viên tịch nơi vườn Tiêu Dao, Trường An. Kính thuận di nguyện của Ngài khi còn sanh tiền, sau khi trà tỳ, thỉnh xá lợi về chùa La Thập ở Vũ Uy xây tháp cúng dường, hiện nay tháp xá lợi lưỡi của tổ sư Cưu Ma La Thập vẫn còn . “nền móng tháp của Ngài La Thập, bốn mặt đều giáp mặt đường, Kính Đức ghi” (Theo Đường Trào Bi Ký)

chuacuuma 4.jpg

Hiện 32.8 mẫu đất đã được chính phủ phê chuẩn, do pháp sư Lý Trí – Phương trượng chùa Hải Tạng, Hội Trưởng Hiệp hội thành phố Vũ Uy, Phó Hội trưởng Hiệp hội Phật giáo tỉnh Cam Túc, thống lãnh tứ chúng đệ tử dự trù xuất một số tiền lớn cho việc xây cất toàn diện. Tổng kế hoạch đầu tư đại trùng tu chùa La Thập với chi phí lên đến hơn 8000 vạn nhân dân tệ. Công trình chánh thức được khởi công vào ngày 1/7/2001, hiện nay, thành phố Vũ Uy đã làm sống dậy một trang lịch sử hào hùng, khiến cho ngôi cổ sát nghìn năm tỏa ra một luồng hào quang rực rỡ.

chuacuuma 5.jpg

Sơn môn chùa Cưu Ma La Thập

Công trình chủ yếu tu sửa phục hồi: Sơn môn, Đại Hùng Bảo Điện, Tàng Kinh Lâu, giảng đường Bát Nhã, nhà kỷ niệm của Tổ sư Cưu Ma La Thập, Phật học viện Cưu-ma-la-thập, sở nghiên cứu văn hóa Phật giáo Cưu-ma-la-thập, viện Tam tạng Cưu-ma-la-thập, Quan phòng, Niệm Phật đường, thư viện nghe nhìn giáo dục Phật giáo, viện thư họa Phật giáo, viện Bảo tàng Phật giáo, Trung tâm Từ tế Phật giáo v.v… Tính đến nay đã hoàn thành công trình khung giá Đại Hùng Bảo Điện và 116 gian nhà, nhưng do ngân quĩ kém khuyết, công trình sửa chữa phải tạm ngừng

chuacuuma 6.jpg

Bia Tâm Kinh

Giữa chánh điện thờ đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Ca Diếp, A Nan, phía sau thờ đức Bồ tát Quan Âm thiên thủ thiên nhãn, cao 5m, tiền công đức thếp vàng 98 vạn nhân dân tệ. Trong điện thiết lập Vạn Phật Các, thờ 108 tượng Phật bằng đồng, lưu truyền thiên cổ, mỗi tượng Phật cao 19 centimet, tiền công đức chia làm hai phần, mỗi tượng Phật đồng mạ vàng 5000 tệ, thếp vàng 3000 tệ. Tượng Phật do chùa thống nhất định chế, phía dưới tòa có làm tấm bia bằng đồng, khắc phương danh người cúng dường, chúc nguyện những hương linh quá cố của trai chủ vĩnh ly khổ hải, cầu được giải thoát, người còn tiêu tai tăng phước tăng thọ, toàn gia kiết tường.

chuacuuma 7.jpg

Bốn vị Pháp sư đến từ Âu Châu triều bái tháp xá lợi Lưỡi của Tổ Sư La Thập

Miền Tây Bộ vùng đất Vũ Uy thiếu phát đạt, tuy nội dung lịch sử văn hóa Phật giáo sâu sắc, nhưng kinh tế tương đối chậm phát triển, lực lượng khai phát bảo hộ không đáp ứng đủ. Hiện nay số tiền đầu tư đã trù hoạch không tới 10% cho tổng công trình, đại trùng tu đạo tràng tổ sư dịch kinh vô cùng khó khăn, rất cần những nhân sĩ các giới trong xã hội đồng tâm hiệp lực hoàn thành nhiệm vụ quan trọng, cần sự tương trợ hết sức đắc lực của tín đồ khắp nơi.

chuacuuma 8.jpg

chuacuuma 9.jpg

Tượng ngài Cưu Ma La Thập bằng tranh

chuacuuma 10.jpg

Pháp sư Lý Phương – đương kim trụ trì chùa Cưu Ma La Thập

Pháp sư Lý Phương sanh năm 1970, tháng 9/1988 xuất gia tại chùa Tuấn Nguyên, núi Ngũ Tuyền, thành phố Lan Châu. Tốt nghiệp khóa chính qui Phật học viện Trung Quốc năm 1998. Năm 2001, đã nhận được học vị Thạc sĩ Phật học tại sở nghiên cứu Phật học ngôn ngữ Pali-Bhasa, Đại học Kelaniya, Sri Lanka. Năm 2002, tiếp tục học Tiến sĩ ngành Triết học. Tháng 10/2005 tốt nghiệp. Sau khi về nước, Trưởng lão Bổn Hoan đã phú pháp thọ ký Sư là truyền nhân đời thứ 45 tông Lâm Tế. Tháng 11/2006, Sư kế thừa truyền nhân đời thứ 47 Giáo Quán Tổng Trì của Trưởng lão Giác Quang, cùng năm này, lại kế thừa truyền nhân đời thứ tư tông Pháp Tràng. Tháng 12/2007, Sư lãnh chức trụ trì chùa Cưu Ma La Thập – Vũ Uy.

chuacuuma 11.jpg

chuacuuma 12.jpg

Hào quang xuất hiện trên đỉnh tháp xá lợi Lưỡi của Tổ sư Cưu Ma La Thập

chuacuuma 13.jpg

chuacuuma 14.jpg

Các Pháp sư chụp ảnh Hào quang xuất hiện trên đỉnh tháp xá lợi Lưỡi của Tổ sư Cưu Ma La Thập

chuacuuma 15.jpg

chuacuuma 16.jpg

chuacuuma 17.jpg

Tín chúng triều bái tháp xá lợi Lưỡi của Tổ Sư La Thập

Trải qua nhiều năm đại trùng tu bồi bổ chỉnh sửa, ngôi Pháp vũ tòng lâm Cưu Ma La Thập, hiện đã trở thành nơi để cho khách du lịch trong và ngoài nước đến triều bái tham quan

chuacuuma 18.jpg

chuacuuma 19.jpg

chuacuuma 20.jpg

chuacuuma 21.jpg

chuacuuma 22.jpg

chuacuuma 23.jpg

chuacuuma 24.jpg

chuacuuma 25.jpg

chuacuuma 26.jpg

chuacuuma 27.jpg

chuacuuma 28.jpg

chuacuuma 29.jpg

chuacuuma 30.jpg

chuacuuma 31.jpg

chuacuuma 32.jpg

chuacuuma 33.jpg

chuacuuma 34.jpg

chuacuuma 35.jpg

chuacuuma 36.jpg

chuacuuma 38.jpg

chuacuuma 37.jpg

chuacuuma 39.jpg

chuacuuma 40.jpg

chuacuuma 41.jpg

chuacuuma 42.jpg

chuacuuma 43.jpg

chuacuuma 44.jpg

chuacuuma 45.jpg

chuacuuma 46.jpg

chuacuuma 47.jpg

 

Thanh Như dịch và sưu tập hình ảnh