Ladakh
Ladakh – Tiểu Tây Tạng trong đất nước Ấn Độ
Cách đây hơn một năm, khi đến Manali, một thành phố nhỏ nằm dưới dãy Himalaya hùng vĩ, tôi đã hỏi ông chủ nhà hàng người Tây Tạng về cách đi Tây Tạng, vì muốn tham quan những cảnh chùa chiền và tìm hiểu văn hóa xứ này. Ông chủ quán bảo rằng muốn biết cuộc sống hay văn hóa Phật giáo Tây Tạng thì có thể lên Ladakh, một vùng đất mà ở đó văn hóa bản địa Tây Tạng không khác gì mấy. Thế là tôi quyết tâm tìm đến Ladakh.
Có hai cách đến Ladakh là hàng không và đường bộ.Khoảng cách từ thủ đô Delhi đến Ladakh không xa, chỉ khoảng 700km, nhưng do địa hình hiểm trở, đường sá khó khăn nên vé máy bay rất đắt (gần 10.000 rupee, tức là hơn 200 USD). Nếu đi đường bộ thì tốn nhiều thời gian và khá mệt mỏi nhưng bù lại, đỡ tốn kém hơn.
Đường đến Ladakh
Một ngôi chùa Tây Tạng ở Leh
Sau khi đến Manali, tôi phải thuê nhà trọ để ngủ một lát, đến 2g sáng phải thức dậy ra bến xe. Giá vé khoảng 1.200 rupee. Ngay khi bắt đầu cuộc hành trình, tôi nghe những người cùng ngồi trên xe nói
với nhau là đến tối mới tới Ladakh. Tôi cảm thấy ngạc nhiên vì thầm nghĩ có 700 cây số làm gì mà phải mất chừng đó thời gian! Nhưng cũng chỉ để bụng thôi, vì đâu biết hỏi ai.
với nhau là đến tối mới tới Ladakh. Tôi cảm thấy ngạc nhiên vì thầm nghĩ có 700 cây số làm gì mà phải mất chừng đó thời gian! Nhưng cũng chỉ để bụng thôi, vì đâu biết hỏi ai.
Chiếc xe tám chỗ ngồi bắt đầu chuyển bánh. Xe cứ chạy, mặc ổ gà, ổ voi giăng giăng khắp chốn khiến hành khách trong xe muốn ngủ cũng chẳng được. Khi trời đã hửng sáng, đột nhiên xe ngừng lại. Bác tài biết chút tiếng Anh thông báo ai là người nước ngoài phải xuống xe trình passport để qua trạm kiểm soát. Có đến năm trạm gác như vậy trên suốt chuyến hành trình và điệp khúc “xuống xe, trình passport” cứ thếlặp lại.
Trên đường đi vượt qua những dòng thác |
Đường đi từ Manali đến Ladakh hầu như là đường đất, xung quanh toàn đồi núi nhấp nhô, có lúc qua những rặng núi kề cận vực sâu, lúc lại bon bon trên thảo nguyên. Tốc độ xe chỉ được 30km/g. Xe chạy đến trưa thì được nửa chặng đường, nên tài xế cho khách nghỉ trưa,ăn uống. Tận lúc trời sụp tối Ladakh mới hiện ra trước mắt, nhưng phải mất thêm hai giờ nữa xe mới đến được Leh – trung tâm thành phố. Tám giờtối, xe tiến vào bến, kết thúc một hành trình dài.
Lúc ấy tôi mới hiểu vì sao phải đi từ 2g sáng và mỗi ngày chỉ có một chuyến xe mà thôi. Từ thành phố Manali đến trạm gác thứnhất mất khoảng năm giờ xe chạy, mà trạm gác ấy chỉ mở cửa từ đúng 7 giờ sáng. Thứ hai, hành trình toàn tuyến dài 19 giờ, nên khởi hành lúc 2g sáng thì mới kịp tới trung tâm Ladakh lúc 8 hoặc 9g tối. Xe không thểchạy ban đêm qua những thảo nguyên vắng bóng người hay vượt qua những rặng núi nguy hiểm.
Điểm đến
Một góc Leh |
Leh là một thành phố nhỏ, cỡ thị xã Hội An. Dịch vụ cho các loại hình du lịch như văn phòng du lịch, Internet, ngân hàng, khách sạn không phong phú cho lắm. Khí hậu nơi đây tương tự Đà Lạt. Điểm đặc biệt so với các thành phố khác là ở đây chùa chiền rất nhiều. Các ngôi chùa theo kiến trúc Tây Tạng được xây dựng dọc theo các triền núi trong thành phố. Những ngọn núi ở đây hầu như không có chút màu xanh nào của sự sống, quẩn quanh chỉ một màu xám xịt. Khách Du lịch nước ngoài nhất là các nước phương Tây, vào mùa hè thường đến Ladakh để tham quan và học thiền.
Tháp chuông lớn và nhà cửa theo kiến trúc Tây Tạng |
Thành phố được xây dựng đặc trưng theo kiểu thành thịTây Tạng. Những ngôi nhà hay khách sạn cũng có kiểu xây dựng giống các ngôi chùa. Tại các ngã tư hay ngã ba đường, người ta xây các tháp chuông để khách bộ hành hay tín đồ Phật giáo cầu nguyện. Không như tháp chuông ở các ngôi chùa Việt Nam, chuông của Phật giáo Tây Tạng được người dân kéo đi một vòng tròn. Trên đỉnh chuông có gắn một cái chuông nhỏ bằng nắm tay nên khi bị kéo đi vòng tròn, một cây sắt sẽ gõ vào cái chuôngấy, phát ra tiếng kêu “teng teng”. Cứ mỗi vòng chuông lại kêu một tiếng.
Ngoài những tháp chuông to, còn có một dãy các chuông nhỏ ở nơi tập trung đông người như chợ búa hay ngã ba, ngã tư.
Một tháp chuông khác tại ngã tư đường |
Vùng đất này trước đây rất ít người ở. Sau đó, người dân Tây Tạng lánh nạn đã chọn nơi đây làm chốn nương thân vì địa thếhiểm trở và cách xa các thành phố trung tâm khác của Ấn Độ. Vì là một vùng cao nguyên và xa xôi nên hầu như hàng hóa ở đây đều là tự cung tựcấp. Thiếu nước sạch và điện. Đường truyền Internet sử dụng vệ tinh, nên một phút tốn khoảng 10.000 đồng Việt Nam nhưng rất chậm, lúc có lúc không.
Rất đơn sơ và trơ trọi |
Leh cũng có một số ngân hàng, máy rút tiền tự động và dịch vụ bán Vé máy bay. Khá nhiều nhà hàng và khách sạn lớn nhỏ tập trung ở trung tâm thành phố và giá phòng tương đối rẻ. Hàng quán bán đồlưu niệm rất nhiều, nhưng du khách nước ngoài vẫn bị “chém đẹp”. Một cái vòng đeo tay nếu mua vào (đem từ Delhi lên) chỉ khoảng 100 rupee, nhưng bán ra cho người nước ngoài tới hơn 1.000 rupee. Thường khoảng từ tháng 5 đến tháng 10, khách du lịch bắt đầu đến Ladakh tham quan, vì thếtrong khoảng thời gian này, vật giá cũng tăng theo chóng mặt.
Ở Leh cũng có những tour đi tham quan trong ngày. Nếu muốn, du khách có thể thuê xe đạp để chạy loanh quanh thành phố, một ngày tốn khoảng 500 rupee. Tôi đã thuê một chiếc xe đạp leo núi, khi đi thì rất khỏe vì đổ dốc, nhưng khi về thì bị… ngộp vì toàn phải dắt xe lên dốc. Mệt là thế, nhưng nếu muốn thuê xe gắn máy để đi cũng không dễ, vì ở đây chỉ toàn cho thuê xe Lambretta!
Dã ngoại cùng khách Tây
Nếu có chút máu phiêu lưu, thì có lẽ tốt hơn là nên nhập đoàn cùng các nhóm khách Tây theo hành trình của họ. Trên các cộtđiện hay ở các văn phòng dịch vụ du lịch thường có dán các tờ giấy mời nhập đoàn, nghĩa là một nhóm khách Tây nào đó thuê xe đi chơi nhưng thiếu người (không đủ người cho một xe) nên dán thông báo mời nhập hộiđể tiết kiệm.
Buổi sáng sớm ngày thứ ba, tôi đã chuẩn bị cho một cuộc hành trình cùng với các bạn Tây như vậy. Trên xe đã có sáu người, gồm bốn người Mỹ, hai người Pháp và chất đủ bảy chiếc xe đạp leo núi cùng phụ tùng kèm theo phòng ngừa bị hư nổ lốp giữa đường và mũ bảo hiểm. Chúng tôi đi Nubra, cách Leh khoảng 130km. Đây là một vùng thung lũng, có ngôi chùa tên Disket Gompa rất nổi tiếng, gồm một chùa chính cùng nhiều chùa nhỏ khác cách đó không xa.
Ngôi chùa được dựng trên sườn núi |
Xe chở chúng tôi tới ngôi chùa chính, sau khi thăm chùa xong, chúng tôi đạp xe để đi tới những nơi khác nhau. Vùng thung lũng,đồi núi nhấp nhô này rất thích hợp cho dã ngoại bằng xe đạp. Thỉnh thoảng cả đoàn dừng lại để uống nước hay ngắm cảnh, tán dóc. Mỗi khi đến ngôi chùa nào đó, chúng tôi dừng lại chụp hình, tranh thủ nghỉ ngơi. Dù có bản đồ để chắc chắn tới được điểm nào đó mà không bị lạc, dọc đường chúng tôi vẫn thường dừng lại hỏi thăm người dân, bởi nếu không rất dễbị lạc đường, mà đã lạc thì sẽ rất mệt và mất thời gian.
Nếu du khách nào mệt không đi nổi nữa thì có thể ở lại một ngôi chùa nào đó ngắm cảnh rồi sẽ có người tới đón về, vì nhà tổchức tour không bỏ rơi khách. Đến chiều tối, theo như quy ước trước khiđi, chúng tôi lại tập trung tại ngôi chùa đầu tiên và được xe chở vềLeh. Ai cũng đã mỏi mệt, mồ hôi đầm đìa nhưng ai cũng cảm nhận được một chuyến đi thật vui, lý thú.
Theo NGUYỄN PHI HIỀN