CHIẾC LƯỠI THÈ DÀI Ở HY MÃ LẠP SƠN

CHIẾC LƯỠI THÈ DÀI Ở HY MÃ LẠP SƠN

Người Tạng là một dân tộc có nền văn hóa vô cùng dị biệt so với phần còn lại của thế giới. Ở nơi nóc nhà trái đất này thì một số chân lý dưới xuôi bỗng trở nên vô hiệu, ví dụ như thành ngữ “thối như cứt” thành sai bét do loại vi khuẩn gây hôi thối không tồn tại ở độ cao như vậy. Và thực tế là phân trâu yak được đem vào nhà làm chất đốt hay vật phẩm.

Người dân sống quanh dãy Himalaya còn có thói quen giơ ngón tay giữa (“ngón tay thối” với phương tây) để bày tỏ sự hài lòng và thè lưỡi để chào hỏi. Thè lưỡi với họ giống như bắt tay vậy. Nó cũng thể hiện niềm vui, sự hoan hỷ khi được mời ăn hay nhận quà, cũng là cách người ta chúc phúc cho nhau.

Trong lịch sử, thè lưỡi thể hiện hòa khí và thiện chí giữa người với người. Tập tục này xuất hiện từ thế kỷ thứ 9, sau khi Phật giáo đã đầy lùi đạo Bon -một truyền thống tâm linh thiên về bùa chú và tà thuật. Thè lưỡi cũng là cách người Tạng thể hiện mình trong sáng, lưỡi không đen vì ngậm độc dược, cũng không niệm thần chú đạo Bon nhằm hãm hại người đối diện. Về phương diện này, nó cũng tương tự như cái bắt tay, vốn xuất phát từ các chàng cao bồi viễn tây muốn chứng tỏ rằng mình đang không mang súng hay dao, lâu dần thành nghi thức giao tiếp chung, như cách người Pháp hôn má nhau.

Người Tạng có lối sống hồn nhiên, thoải mái và đề cao tự do thân thể. Toilet của người Tạng trước kia còn khá lộ thiên và không có phân giới tính nam – nữ. (Đây cũng là một trải nghiệm hốt hền/ sửng sốt/ sượng sùng của tôi khi thấy người Tạng thoải mái “xòe” giữa đường. Còn có lần từ toilet bước ra, tôi suýt ngất khi va phải một chú Tạng đứng lù lù rất hồn nhiên vô tội.). Bên cạnh đó, họ còn khá xem nhẹ thân vật lý. Trong văn hóa và đức tin của họ, thân thể là một bộ quần áo, sẽ được thay mới khi sang kiếp khác. Một minh chứng là tục điểu táng: cuối đời họ cúng dàng thân xác cho chim xí điểu. Hàng ngày, nhiều phật tử Kim Cương Thừa còn thực hành pháp thiền cúng dường tam thân cho Guru và Tam Bảo để thoát khỏi bám chấp vào thân, nền tảng để có tri kiến rộng mở không còn phân biệt giữa ta và tha nhân. Trong các bộ thangkar (tranh tượng Phật giáo Kim Cương Thừa), chúng ta cũng dễ dàng bắt gặp hình ảnh các vị hộ pháp với chiếc lưỡi thè dài thể hiện uy lực và sự tịnh hóa.

Tại vùng tiểu Tây Tạng thuộc miền Đông Bắc Ấn Độ, nơi mà văn hóa Himalaya trùm khắp, thì tục thè lưỡi, ôm ấp, xúc chạm thân thể giữa người Tạng, Nepal, Bhutan, Sikkim với nhau là rất phổ biến. Việc các lạt ma ban phước cho đệ tử bằng cách cụng đầu, cọ mũi, ôm ấp, hôn má… kể cả với nữ đệ tử ở đây là khá bình thường, dù điều này là khó chấp nhận tại những nơi mà Phật giáo truyền thống ngự trị như Thái Lan, Miến Điện.

Thời toàn cầu hóa, văn hóa Âu Mỹ áp đảo và nghiễm nhiên trở thành chuẩn mực ứng xử. Các tập tục (ví dụ như tục cắt bao quy đầu của người Do Thái, tục xỏ khuyên của người da đỏ…) và cả bản sắc văn hoá của một số sắc dân đang dần biến mất. Không thể phủ nhận đóng góp của các hội nhóm bảo vệ phụ nữ, trẻ em. Nhưng bên cạnh đó, việc chụp mũ tính dục cho các cử chỉ âu yếm đối với trẻ em bất chấp truyền thống gia đình, đặc thù văn hoá lại đang khiến cho xu hướng tính dục hóa trẻ em (vốn là sản phẩm của văn hoá Mỹ) trở nên chiếm thế thượng phong.

Nếu chấp nhận lấy hệ quy chiếu tây phương để quy kết các cử chỉ xúc chạm, âu yếm khi ban phước (một nghi lễ tôn giáo vốn quen thuộc từ nhiều thế kỷ, diễn ra tại một vùng đất thuộc về văn hóa Himalaya) là “ấu dâm” thì ta cũng nên bỏ tù hết ông bà tổ tiên ta vì kế thừa thói quen đét đít, cưng nựng, hôn hít “con giống” các bé trai trong gia đình từ thời… vua Hùng. 😜😜😜(Thật sự tôi cũng từng phản đối điều này nhưng không đến nỗi đòi bỏ tù cả ông bà cha mẹ).

Còn nếu chịu khó dịch chuyển một chút, soi chiếu bằng chuẩn đạo đức và văn hóa Islam thì chắc chắn cả tôi và bạn đều “dính chưởng”, hihi.

Người Hồi giáo, thật tử tế, đã không quăng chúng ta cùng các ông tây bà đầm nghiện hôn hít, ưa xõa tóc, mặc đồ sexy, thích “ăn cơm trước kẻng”, trải nghiệm làm tình nhiều tư thế… lên giàn thiêu. 😜😜😜