Không Thấy Lỗi Sai Của Mình: Không Phải Khôn Ngoan Mà Là Bất Hạnh
Không thấy lỗi sai của mình: Không phải khôn ngoan mà là bất hạnh
Cùng một sự việc nhưng nếu ta nhìn nó bằng tấm lòng lương thiện sẽ khác rất nhiều so với khi nhìn bằng cái đầu chứa đầy thành kiến.
Những cái đầu chứa đầy thành kiến
Có câu chuyện kể rằng, một đôi vợ chồng trẻ vừa dọn đến ở trong một khu phố mới. Sáng hôm sau, vào lúc hai vợ chồng ăn điểm tâm, người vợ thấy bà hàng xóm giăng tấm vải trên giàn phơi.
“Tấm vải bẩn thật” – Cô vợ thốt lên. “Bà ấy không biết giặt, có lẽ bà ấy cần một loại xà phòng mới thì giặt sẽ sạch hơn”. Người chồng nhìn cảnh ấy nhưng vẫn lặng im. Thế là, vẫn cứ lời bình phẩm ấy thốt ra từ miệng cô vợ mỗi ngày, sau khi nhìn thấy bà hàng xóm phơi đồ trong sân.
Một tháng sau, vào một buổi sáng, người vợ ngạc nhiên vì thấy tấm vải của bà hàng xóm rất sạch, nên cô nói với chồng: “Anh nhìn kìa! Bây giờ bà ấy đã biết cách giặt tấm vải rồi. Ai đã dạy bà ấy thế nhỉ?”
Người chồng đáp: “Không. Sáng nay anh dậy sớm và đã lau kính cửa sổ nhà mình đấy”.
Thực ra mỗi người trong chúng ta, ai cũng đều giống như cô vợ trong câu truyện kia. Chúng ta đang nhìn đời, nhìn người qua lăng kính loang lổ những vệt màu của cảm xúc, bám dày lớp bụi bặm của thành kiến và những kinh nghiệm thương đau. Chúng ta trở nên phán xét, bực dọc và bất an trước những gì mà tự mình cho là “lỗi lầm của người khác”.
Một điều dễ nhận diện là khi tâm trạng vui vẻ, chúng ta nhìn ai cũng thấy dễ chịu, gặp chuyện gì cũng dễ thứ tha. Chúng ta có thể mỉm cười trước những trò nghịch ngợm của lũ trẻ, đủ khoan thứ để nhẫn nại một lời nói khó nghe, những chuyện tưởng chừng khó chấp nhận, thì chúng ta cũng dễ dàng thỏa hiệp. Những lúc ấy, dường như cả thế giới đều trở nên hòa ái, mọi chuyện trôi qua một cách nhẹ nhàng.
Vậy mà, chỉ cần một chút lo lắng dâng lên trong lòng, những muộn phiền về quá khứ, nỗi sợ hãi về tương lai sẽ lập tức khiến cho cái thế giới vốn đang đẹp đẽ nhường kia liền biến thành một chốn đầy những chuyện xấu xa, phiền phức.
Khi ấy những tiếng hò hét cười đùa của lũ trẻ sẽ trở thành những âm thanh khó chịu, một lời nói không vừa ý dễ dàng khiến cho ta sân giận hoặc tổn thương, những chuyện nhỏ mà lúc bình thường không đáng bận tâm, bỗng trở thành một nỗi phiền não quá sức chịu đựng.
Chúng ta luôn có hai xu hướng: nhìn những thứ mình thích, những người mình thương với cặp mắt kính màu hồng, và ngược lại, nhìn những việc mình không muốn, những người mình không ưa bằng chiếc kính tiêu cực màu đen.
Kỳ thực, không phải là thế giới có vấn đề, hay người khác quá sai quấy, mà vấn đề nằm chính ngay nơi tâm ta. Khi nhìn đời bằng cái tâm có vấn đề, mang đầy những cảm xúc và thành kiến tiêu cực, thì chúng ta thấy ai cũng thành sai quấy, đụng chuyện gì cũng hóa tổn thương.
Hãy ghi nhớ những điều này để vượt qua mọi lời chỉ trích, soi mói của người khác
1. Có nghiệt ngã mới là quy luật cuộc sống, có đắng cay mới trưởng thành được.
2. Đó là quy luật ai cũng phải biết và nếu vấp phải thì hãy hứng chịu, bởi từ đó, ta biết đứng lên và sửa sai để vững vàng hơn nữa.
3. Dẫu có đắng nhưng là bài học hay, để mà ghi nhớ, để mà khắc sâu, không được thất bại, phải thành công.
4. Cứ sai đi vì cuộc đời cho phép. Thất bại cả đời, bạn chỉ cần một lần tỏa sáng là đủ. Cả thế giới sẽ tôn vinh bạn.
5. Trên đời này nhiều người lạ lắm, họ chỉ nhìn thấy “lỗi sai” của người khác mà không thấy “đống rác” trên đầu mình.
6. Không phải không thấy mà là thấy nhưng không quan tâm. Với nhiều người, đem người khác ra để chỉ trích được coi như là một niềm vui.
7. Sự thật là trên đời không có người hoàn hảo, vì thế hãy chấp nhận rằng sẽ có một số người luôn cố gắng tìm ra những sai lầm của bạn.
8. Đừng bận tâm về những điều người ta nói sau lưng bạn, vì họ là những người chỉ bới móc sai lầm trong đời bạn thay vì lo sửa sai lỗi lầm của chính mình.
9. Chấp nhận thực tế là người khác có quyền chỉ trích nhưng bạn không có nghĩa vụ phải đồng ý tất cả những gì họ nói.
10. Điều khó khăn nhất của cuộc đời này là hiểu rõ bản thân mình là ai?
11. Trong cái thế giới luôn muốn biến bạn trở thành một con người khác, thì việc luôn là chính mình là thành tựu lớn nhất mà bạn có thể làm được.
Theo Thùy Dương/Khỏe & Đẹp
Bài Cùng Thể Loại
- Nhân từ là bản tính tốt đẹp…
- ĐỜI NGƯỜI NGẮN LẮM
- TÂM AN THÌ HẠNH PHÚC CÓ MẶT…!!!
- SỰ THẬT MỘT KIẾP NGƯỜI
- Lương thiện và bất lương.
- XE ĐẠP LÀ CÁI CHẾT TỪ TỪ CỦA HÀNH TINH
- KHI BẢN THÂN MỆT MỎI HÃY NHỚ ĐẾN 5 ‘CHỮ VÀNG’ DƯỚI ĐÂY
- TRƯỚC LÚC RA ĐI !
- BÀI HỌC SÂU S.ẮC TỪ BỨC TRANH 2 NGƯỜI PHỤ NỮ DƯỚI V.ỰC S.ÂU…
- Thiền giáo của Bồ Tát