Giận dữ và Nhẫn Nhục

  • Bồ tát bị mắng nhiếc lâu trăm ngàn kiếp, chẳng sanh lòng giận dữ, hay được khen ngợi trăm ngàn đời cũng chẳng đặng sanh tâm vui mừng. Ấy là vì đã liễu đạt lời nói người đời là lẽ sinh diệt của tiếng tăm như chiêm bao, như tiếng vang.

Luận Trí Độ
Do quán năm nghĩa để dứt lòng giận dữ:
1. Quán tất cả chúng sanh từ nhiều kiếp đến nay, đối với ta đã có ân huệ
2. Quán tất cả chúng sanh thường tiêu diệt từng mỗi niệm
3. Quán có pháp mà không có chúng sanh thì đâu có năng tổn và sở tổn
4. Quán tất cả chúng sanh đều đã chịu khổ, sao lại làm cho khổ thêm
5. Quán tất cả chúng sanh là con mình, làm sao sanh tâm tổn hại được
Luận Nhiếp Đại Thừa


  • Ánh sáng nhẫn nhục mạnh hơn sức mạnh của mặt trời trăng; rồng voi, tuy gọi rất mạnh, sánh với nhẫn nhục muôn phần chẳng kịp một; ánh sáng bảy báu kẻ phàm quí trọng, nhưng hay rước khổ, vì gây tai họa; báu của nhẫn nhục thủy chung được yên.
    Bố thí mười phương, tuy được phước lớn, phước chẳng bằng nhẫn. Ôm nhẫn tu trì, đời đời không oán, lòng dạ an nhiên, trọn không độc hại.
    Đời không chỗ nương, duy nhẫn đáng nương, là nhà yên ổn, chẳng sanh tai quái. Nhẫn, áo giáp thần, chẳng bị đao binh. Nhẫn là đại thuyền, vượt qua bể khổ. Nhẫn là thuốc hay cứu sống nhiều mạng. Chí hướng kẻ nhẫn muốn gì chẳng được!

Kinh Nhẫn Nhục

Khi đức Phật đang ngự tại nước Ca Tỳ La Vệ có người tên Sai Ma Kiệt hỏi Phật rằng: “Bồ tát tu hạnh gì mau chứng Đạo vô thượng chánh chơn, đủ 32 tướng tốt; và đến khi lâm chung, tâm chẳng tán loạn, chẳng đọa; và đối với tất cả pháp không bị ngăn ngại?”
Phật đáp: Hạnh của Bồ tát lấy nhẫn nhục làm gốc. Nhẫn nhục có 4 món:
1. Khi bị mắng chửi làm thinh chẳng trả thù
2. Khi bị đánh đập chẳng giận hờn
3. Có kẻ giận dữ đến, mình lấy lòng từ nghinh tiếp
4. Có kẻ khinh hủy đến, chẳng nghĩ điều ác của họ
Kinh Bồ Tát Sanh Địa