Vì sao chùa tháp Borobudur không được sách sử thi ghi chép

Vì sao chùa tháp Borobudur không được sách sử thi ghi chép

“Quần thể kiến trúc chùa tháp Borobudur trung tâm đảo Java Indonesia là một kiến trúc Phật giáo kỳ diệu nhất, còn có tên là “Tháp ngàn Phật”. Nhìn từ xa, tháp Borobudur như một trái núi tròn mọc giữa đồng bằng rất nhiều cây cối xanh tốt. Chùa tháp ở đây được xây dựng vào khoảng năm 850 dưới vương triều Phật giáo Sjailendra. Hình dáng của chùa tháp Borobudur giống hệt một mâm xôi đầy.

 

Năm l006, do động đất và một ngọn núi lửa gần đó hoạt động, dân cư xung quanh chùa tháp Borobudur di cư đi nơi khác hết. Từ đó, cả một vùng rộng lớn này đã bị bỏ hoang. Đến năm 1814, chùa tháp Borobudur mới được phát hiện. Thập kỷ 70 – 80 thế kỷ XX, chính phủ lndonesia tiến hành trùng tu quy mô lớn đối với ngôi đền này, sử dụng kỹ thuật vi tính tiến hành sắp xếp lại các tảng đá đúng vị trí của nó. Đền tháp Borobudur lại tỏa ra ánh sáng rực rỡ của nghệ thuật kiến trúc Phật giáo huy hoàng phương Đông.

“Borobudur” trong tiếng Indonesia có nghĩa là “Tháp Phật trên đồi cao”, thuộc nền văn hoá kiến trúc chi nhánh Phật giáo Đông Nam Á. Toàn bộ tháp do 300 nghìn viên đá xếp thành, viên to nhất nặng hơn 1 tấn. Đền thấp Borobudur là tháp Đặc, không có cột và cửa. Chùa tháp cao 42m, chia làm 9 tầng, hình dáng bề ngoài như hình chóp cụt có bậc đá. Phần trên tháp hình tròn, phần đáy tháp hình vuông, thể hiện quan điểm vũ trụ trời tròn đất vuông của người phương Đông cổ. Chiều cao từ đáy tháp đến đỉnh hình quả chuông là 42m. Móng tháp là một đài hình vuông có cạnh là 123m. Phía trên là 6 tầng hình vuông cắt góc mỗi cạnh lần lượt là 120, 89, 69, 61, 54, 58m, tượng trưng mặt đất mênh mông. Ba tầng còn lại hình tròn có đường kính lần lượt là 51, 38, 26m tượng trưng cho vũ trụ bao la hùng vĩ. Trên ba tầng này còn có rất nhiều tháp nhỏ trong 7 có 32 ngọn tháp, tầng 8 có 24 ngọn tháp, tầng 9 có 16 ngọn tháp) tổng cộng có 72 ngọn tháp nhỏ bao quanh ngọn tháp lớn. Trên các tháp nhỏ này đều có rất nhiều lỗ vuông. Các tháp nhỏ này trông giống như những cái sọt, nên có người con gọi đến tháp Borobudur là “Sọt Phật Java”. Đỉnh của đền là một tháp Phật lớn, đường kính khoảng l0m, hình quả chuông cao 7m.
Diện tích đáy của chùa tháp rộng 15 nghìn m2, bốn phía tháp đều có cầu thang đá thông từ đáy tháp đến đỉnh tháp. Mỗi tầng đều có đường hành lang vòng quanh tháp, mặt tường tháp bên trái, phải đều khắc phù điêu tinh xảo mang nội dung là các câu chuyện sự tích Phật giáo như “Phật truyện”, “Nguồn gốc loài người”, “Tranh 53 điều tham chi Hoa Nghiêm”. Các bức nối liền nhau, giống như một bức tranh liên hoàn hết cảnh này đến cảnh khác. Những bức phù điêu này không những tình tiết hấp dẫn mà hình tượng cũng giống như thật. Tổng cộng có hơn 2000 bức phù điêu. Đó là tác phẩm quý của nghệ thuật điêu khắc Phật giáo – một kho tàng nghệ thuật điêu khắc nổi tiếng bậc nhất thế giới, được gọi là sử thi trên những tảng đá đền tháp Borobudur là công trình kiến trúc vĩ đại nhất của vương triều Sjallendra thế kỷ VIII – IX ở Indonesia. Điều vô cùng kỳ lạ là vương triều này không hề lưu lạc văn bản ghi chép về đến Borobudur. Người đời sau không thể biết lai lịch của ngôi chùa bất hủ này.

Chùa Phật giáo Borobudur nhìn từ trên cao
Có học giả cho rằng, Borobudur là do tổ tiên người Java sáng tạo ra. Vương triều Borobudur vốn là một vương tộc sùng bái đạo Phật. Sau khi nổi lên và hưng thịnh, vì muốn tạo ra mộ biểu tượng sùng bái trong lòng nhân dân, vua Sjailendra đã huy động rất nhiều nhân lực, vật lực để xây một ngôi chùa tháp Phật giáo hùng vĩ này. Trong một số phù điêu miêu tả cuộc đời của Phật tổ có sự xuất hiện nhà cửa, đền miếu, công trình kiến trúc của tổ tiên người Java.
Những học giả Ấn Độ cho rằng, tòa tháp này thiết kế thuyết Tam giới của Phật giáo. Hai tầng đáy là “dục giới”, bốn tầng ở giữa là “sắc giới”, ba tầng trên là “vô dục giới”. Hai tầng đáy có những phù điêu miêu tả cảnh tượng địa ngục. Bốn tầng ở giữa có những phù điêu miêu tả các sự tích của Phật tổ, những nghi thức tôn giáo.
Từ “Sjailendra” là âm dịch của “Sơn nhạc chi đế” trong tiếng Phạn mà “Sơn Nhạc chi đế” là tên gọi tôn kính đối với thần Shiva. Vương triều Pantia miền Nam Ấn Độ lúc đó còn gọi là “Minanchita Sjailendra”, Từ đó cho thấy, người Sjailendra xây dựng đền tháp Borobudur có khả năng là người Pantia miền Nam Ấn Độ. Đồng thời, những phù điêu, hình thấp và tượng Phật điêu khắc ở đây đều mang phong cách lăng miếu và sắc thái cổ điển Ấn Độ.
Có ý kiến cho rằng, nguồn gốc của đền tháp Borobudur bắt nguồn từ Campuchia nước cổ Phật giáo. Trong lịch sử Campuchia đã từng có một nước gọi là Funan. Tên hiệu của vương triều Funan là “Sơn Nhạc Chi Đế”. Thực tế, niên đại của vương triều Funan rất gần với niên đại của vương triều Sjailendra. Có khả năng một hoàng tử của Java lấy một công chúa Funan, được thừa kế danh hiệu “Sơn Nhạc Chi Đế”. Đến Borobudur là kết tinh của Phật giáo Funan truyền sang Sjailendra.
Đến nay, nguồn gốc của chùa Borobudur vẫn còn là một điều bí ẩn?
Ngày nay, chùa tháp Borobudur là một di tích nổi tiếng ở Nam Bán cầu. Chùa tháp Borobudur lndonesia. Trường Thành Trung Quốc, Kim tự tháp Ai Cập, đền Angkor Campuchia là bốn kỳ quan lớn nhất phương Đông.
Thích Minh Trí – (Nguồn: Bí ẩn kiến trúc thế giới)