Nam Sơn Hải Thượng Quán Âm

Nam Sơn Hải Thượng Quán Âm

 Hải Nam là tỉnh tận cùng ở phía nam Trung Quốc. Do các quần đảo Hải Nam,Tây Sa, Nam Sa, Trung Sa, Hoàng Nham và hải phận với những đảo ngầm v.v.. hợp thành. Diện tích đất liền của toàn tỉnh là 34 ngàn cây số vuông, hải phận có diện tích là 2.1 triệu cây số vuông, bờ biển dài 1528 cây số, dân số có hơn 7 triệu người. Những địa hạt quản lý gồm Hải Khẩu, Tam Á v.v..có 7 thành phố, 5 quận, 7 quận tự trị và các trụ sở đại diện cho các quần đảo Tây Sa, Nam Sa, Trung Sa.
Ðảo Hải Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa mưa dài và không có mùa đông, quanh năm nóng bức, mưa nhiều. Mùa nóng và mùa ướt rất rõ rệt. Nhiệt độ quân bình hằng năm là 25o, lượng mưa hằng năm là 1640 mm.
Tài nguyên thiên nhiên của tỉnh rất dồi dào, được gọi là <Nhiệt đới bảo địa>, là vùng rừng nhiệt đới mưa nhiều, là nơi có rừng nhiệt đới mưa mùa. Toàn tỉnh có hơn 4700 loại thực vật và hơn 500 loại động vật. Trong đó bao gồm khỉ tay dài mão đen, và loài nai quý giá hiếm có trên thế giới. Tài nguyên thủy sản vô cùng phong phú, là cứ địa của các nghề biển nhiệt đới Trung Hoa.
Ngành du lịch của Hải Nam đa dạng: mặt trời chiếu soi, rừng dừa xanh biếc, bến cảnh mỹ lệ, bãi tắm thiên nhiên, bãi cát mịn màng, gió biển ẩm ướt. Ðủ để làm cho tất cả các du khách ở mọi nơi thưởng thức được một thứ tình cảm nóng bỏng và hứng thú thuần hậu hoang dã.
Tạo Tượng Duyên Khởi
Copy of DSC_0199
Nam Sơn nằm phía Tây Nam của thành phố Tam Á thuộc tỉnh Hải Nam Trung Quốc, xưa là Kình Sơn, tương truyền do Ngài Quán Âm khi tuần du Nam Hải đoan tọa trên lưng cá kình vàng mà hóa thành và cũng do hình thái thù thắng của núi nên được liệt vào một trong tám cảnh đẹp nhất thời cổ đại. Ngài Giám Chân khi đông độ và Không Hải lúc tây lai đều dừng ở Nam sơn là hai sự kiện đại biểu cho nền giao lưu văn hóa giữa Trung Hoa và Nhật Bản. Nam Sơn được Phật giáo xem là vùng đất được đầy nhân duyên thù thắng của Phước Trí.
 
Nguyện thứ hai trong 12 thệ nguyện của Quan Âm bồ tát là : “Thường cư Nam Hải”. Nam Sơn nằm ven biển nam hải Trung Quốc, thế nên cung kính tạo dựng Thánh tượng Quán Âm vừa khế hợp với nghĩa lý Phật giáo, vừa tương đương phù hợp với đại nguyện của Bồ Tát. Sự xây dựng Thánh tượng Nam Sơn Hải Thượng Quán Âm liên hợp với Nam Sơn Tự sẽ khiến vùng đất Nam Sơn trở thành thắng địa cho công cuộc hoằng dương văn hóa Phật giáo mang đầy ý nghĩa sâu xa và là nhân tố quan trọng khai thác văn hóa Phật giáo trên toàn phương diện, thâm hóa nền giao lưu giữa ngành văn hóa và ngành du lịch của vùng Ðông nam Á, xúc tiến phát triển hòa bình thế giới.
Hòa Bình Trí Huệ Từ Bi
 
Trung Quốc . Hải Nam . Tam Á
 
Nam Sơn Hải Thượng Quán Âm 108 m.
Căn cứ theo chương trình xác định vị trí <cấp thế giới, cấp thế kỷ>, lấy quan điểm sáng tác của <truyền thừa, khám phá mới và kim cổ giao lưu> làm chỉ đạo, rất nhiều giáo thọ và chuyên gia trứ danh của Phật giáo, giới mỹ thuật, điêu khắc nặn tượng và kiến trúc đã hợp lại thành văn phòng sáng tác tượng Quán Âm. Dày công điều tra và nghiên cứu, luận chứng nhiều lần, trước sau có hơn mười lần thay đổi, cuối cùng mới tuyển chọn phương án tạo tượng Quán Âm nhất thể hóa tam tôn. Phương án đó biểu trưng tính độc sáng tượng Hải thượng Quán Âm qua ba điểm: độ cao trên mặt biển là 108m, hình tượng là <Bạch Y Quán Âm> một tượng hóa ba thân cùng với Viên thông bảo điện rống 15 ngàn m2 bảo điện trên mặt biển.
Tinh thần tượng trưng của Nam Sơn Hải Thượng Quán Âm là thế giới phương đông, <Trí Huệ>, <Từ Bi> và <Hòa Bình>.
Thánh tượng Nam Sơn Hải Thượng Quán Âm cao 108m đã được cục Tôn giáo Trung quốc chính thức phê chuẩn kiến thiết một tượng đại Phật lần đầu tiên lộ thiên trên mặt biển. Lấy chương trình phát triển Nam Sơn Hải Thượng Quán Âm đó làm trọng tâm khởi điểm tập hợp Phật giáo, văn hóa và du lịch thành một thể. Ðược các giới xã hội ca ngợi là công trình Phật giáo, văn hóa và du lịch <cấp thế giới, cấp thế kỷ>, ưu tiên đưa vào mục phát triển ngành du lịch Trung Quốc.
Thánh tượng Nam Sơn Hải Thượng Quán Âm cao 108m đoan lập sừng sững vững chắc trên một Kim Cương Châu có đường kính 120m trên mặt sóng biển (gọi là đảo Quán Âm). Một pho tượng Quán Âm được tạo hình <nhất thể hóa tam tôn>. Bảo tượng trang nghiêm, chân đạp trên bảo tòa với một trăm lẽ tám cánh hoa sen, dưới Kim Cương tòa là Kim Cương đài, trong Kim Cương đài là Viên Thông Bảo Ðiện với diện tích 15 ngàn m2. Kim Cương Châu được nối liền bờ bởi một cây cầu Phổ Tế dài 280m, đồng thời một quảng trường Quán Âm với diện tích 60 ngàn m2 hai bên là vườn hoa, tạo thành khu vực cộng đồng địa điểm <Quán Âm Tịnh Uyển> với diện tích ba trăm ngàn m2.