ĐỨC DALAI LAMA VÀ KHOA HỌC TÂY PHƯƠNG

ĐỨC DALAI LAMA VÀ KHOA HỌC TÂY PHƯƠNG

Đức Đạt Lai Lạt Ma – Tuệ Uyển chuyển ngữ
Với sự tác động chưa từng có của khoa học lên đời sống của chúng ta, tôn giáo và tâm linh đóng một vai trò to lớn trong việc nhắc nhở chúng ta về tính nhân bản của chúng ta.  Không có sự đối lập về hai phương diện.  Điều này cho chúng ta sự thấu hiểu giá trị trong điều kia.  Cả khoa học và những lời Phật dạy nói   với chúng ta về căn bản thống nhất của mọi thứ.” – The Dalai Lama

Đức Dalai Lama thứ XIV là lĩnh tụ của Phật giáo Tây Tạng, và nguyên thủ của chính quyền lưu vong Tây Tạng, và một lĩnh tụ tâm linh tôn kính của thế giới.  Ngài  sinh vào ngày 06 tháng bảy năm 1935 tại một làng nhỏ gọi là Taktser ở Đông Bắc Tây Tạng.  Sinh ra trong một gia đình nông dân,  Ngài được công nhận vào lúc hai tuổi, theo truyền thống Tây Tạng, như một tái sinh của vị tiền nhiệm Đức Dalai Lama XIII.  Đức Dalai Lama là hiện thân của Đức Phật từ bi, Người chọn tái sinh vì mục tiêu giải thoát khổ đau.  Đoạt giải Nobel Hòa bình năm 1989, Ngài được tôn kính rộng rãi như một người phát ngôn vì từ bi và bất bạo động cho sự xung đột của nhân loại.  Ngài đã du hành một cách rộng rãi, nói về những chủ đề bao gồm cả trách nhiệm phổ quát, từ bi, và ân cần thân ái.

Sự Hấp Dẫn của Đức Dalai Lama  
đối với Khoa Học

Đức Dalai Lama luôn luôn biểu lộ một khuynh hướng cơ khí mạnh mẻ và  sự hấp dẫn nhạy bén cá nhân trên lĩnh vực khoa học.  Ngài đã nói rằng nếu không là một tu sĩ, Ngài thích là một kỷ sư.  Ngay lúc tuổi trẻ ở Lhasa Ngài đã tự dạy mình sửa máy móc hư, từ đồng hồ đeo tay đến máy chiếu phim đến xe hơi.   Nổi bật nhất của chuyến du hành sang phương Tây năm 1973 là cuộc viếng thăm Đài Thiên Văn Đại Học tại Viện Thiên Văn Học ở Cambridge, Anh quốc.

Trải qua bao năm Ngài đã thích thú những mối quan hệ với nhiều nhà khoa học, bao cả những mối thân hữu lâu dài với cố triết gia nổi tiếng của khoa học Hầu tước Karl Popper, và nhà vật lý học Carl von Weizsäcker và cố giáo sư David Bohm.  Ngài đã tham dự trong nhiều hội nghị về khoa học và tâm linh.  Tại một hội nghị như thế, Hội nghị thảo luận Alpbach về Tâm thức vào năm 1983, mà Ngài đã gặp tiến sĩ Francisco Varela, người cùng với Adam Engle, sau này sáng tạo một hình thức đối thoại đặc biệt toàn diện giữa Phật giáo và khoa học mà chính nó đã phát triển thành Học viện Tâm thức và Đời sống.   Từ cuộc gặp gở Tâm thức và Đời sống lần đầu tiên vào năm 1987, Đức Dalai Lama đã cống hiến thường xuyên cả một tuần với thời khóa biểu bận rộn của Ngài cho những cuộc gặp gở hai năm một lần.

Một Cuộc Đối Thoại  
đang Diến Tiến với Khoa Học Phương Tây

Với sự quan tâm mạnh mẻ trong việc học hỏi về những phát triển mới mẻ nhất trong khoa học, Đức Dalai Lama cưu mang cả tiếng nói cho những sự thể hiện nhân bản của những phát minh và một phương pháp học tinh vi của tính trực giác cao độ.  Cũng như sự tham dự một cách cá nhân trong đối thoại với những nhà khoa học Tây phương để giới thiệu căn bản giáo dục khoa học trong những đại học cộng đồng của tu viện Phật giáo, và những trung tâm giáo dục Tây Tạng, và Ngài cũng đã cổ vũ những học giả Tây Tạng tham gia với khoa học như một phương thức tiếp sinh khí cho truyền thống triết lý Tây Tạng.  Đức Dalai Lama tin rằng khoa học và Phật học chia sẻ một đối tượng chung là: phục vụ nhân loại và kiến tạo một sự thông hiểu tốt đẹp hơn cho thế giới.  Ngài cảm thấy rằng khoa học cung ứng những khí cụ đầy năng lực cho việc hiểu biết  sự liên hệ hổ tương của tất cả cuộc sống, và rằng sự  hiểu biết như thế sẽ cung cấp một cơ sở hợp lý căn bản cho thái độ đạo đức và bảo vệ môi trường.

A complete biography of His Holiness the Dalai Lama is available on the website of the Tibetan government-in-exile.

The Dalai Lama and Western Science 
http://www.mindandlife.org/hhdl.science_section.html 
Tuệ Uyển chuyển ngữ 
31-05-2009