ÂM NHẠC VÀ ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA

ÂM NHẠC VÀ ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA

Tuệ Uyển chuyển ngữ
Ban nhạc rock  của Phil Void, Dharma Bums, chưa bao giờ được ở trên trang bìa của tạp chí âm nhạc Rolling Stone, nhưng ở Dharamsala, thủ đô của chính phủ lưu vong Tây Tạng, họ rất đổi được ưa thích – thậm chí  Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng là một người hâm mộ lớn.  Clifford Coonan đã tường trình như thế.

 

Dharma Bums at Audience with His Holiness the Dalai Lama, Dharamsala,  
India, April 2000 Left to Right: Tim Carbone, Phil Void, His Holiness the Dalai Lama, Mark Dann, Tad Wise  
http://www.tibetanliberation.org/dbprandreviews.html

Dharamsala, Ấn Độ –   Đức Đạt Lai Lạt Ma luôn luôn kéo mạnh bộ râu quay nón của ca nhạc sĩ Phil Void khi Ngài gặp ông ta trong phố.

Vài ngôi sao rock có thể cho là đã từng được thúc đẩy trên con đường vinh quang của âm nhạc với một số hướng dẫn đặc biệt của Đức Đạt Lai Lạt Ma.  Nếu không vì sự cố vấn của lĩnh tụ tinh thần Tây Tạng, Phil Void có thể là một học giả của ngày hôm nay chứ không là một người viết nhạc của ban nhạc Dharma Bums (*).

Người nghệ sĩ đã từng được biết như là Phillip Hemley – ông ta được ban cho tên Phil Void bởi một nhà tiên tri Tây Tạng – đã đến Dharamsala, nơi đặt chính quyền lưu vong Tây Tạng, từ năm 1975, năm mà ông ta thành lập Bums.  Nhưng đấy là cuộc viếng thăm năm 1989 đến vùng đồi núi Ấn Độ đã thay đổi đời sống của ông.

Khi ở đấy Philip Hemley , ông cảm thấy mình rơi vào tình cảnh khó xử.  Ông đang học về tôn giáo và triết học Tây Tạng tại Đại học Columbia nhưng lại khoắc khoải lo âu về việc có nên tiếp tục theo đuổi việc học với giáo sư Robert Thurman, một nhà Tây Tạng  học và là cha của nữ nghệ sĩ Uma hay vẫn giữ việc biểu diễn âm nhạc của mình.

Mặc dù Void có rất nhiều lần yết kiến  với người mà mọi người ở đây liên hệ đến như một “Đấng Thánh Thiện” (His Holiness), nhưng lần gặp gở năm ấy, sau một nghi thức khai tâm tròn đầy, thật là thiết yếu.  Đức Đạt Lai Lạt Ma, đã giảm số lần trì tụng chân ngôn cần thiết từ năm trăm nghìn xuống còn một trăm nghìn và rồi thì đã ban cho ông những lời cố vấn quan trọng về nghề nghiệp.

“Tôi nói rằng khi trở lại Hoa Kỳ tôi phải quyết định điều gì nên làm.  Tôi nên tiếp tục chương trình Tiến sĩ hay theo đuổi sự nghiệp âm nhạc?  Tôi trình bày với Ngài bản thảo lời nhạc cho bản ‘Rangzen’ và Ngài nhìn tôi với một nụ cười mĩm dí dõm cùng một cái nhìn xoi thẳng vào tôi.  Đức Đạt Lai Lạt Ma nói: ‘Ông có một thiên tư đặc biệt về những bài hát này.’  Thế là tôi biết quyết định gì tôi phải làm.”

Void đã viết “Rangzen”, được dịch như  “Tự do cho Tây Tạng”, trên đường đến Dharamsala.  Nó cuối cùng trở thành hành khúc của ban nhạc Dharma Bums (Phía sau giáo Pháp).

“Và ai sẽ hát những bài ca được hát, và nói danh tính trên mỗi đầu lưỡi, và chiến đấu bằng những từ ngữ mặc dù người ta có súng, và dựng lên chiếc ách trên chúng ta,” bài hát nói như thế.  Nó kêu gọi cho một sự trở lại của hòa hiệp và cho độc lập, những như Void cho biết, điều này là khái niệm rất lâu trước khi khuynh hướng về ý tưởng của “trung đạo” và của sự tự trị, là chủ để của cuộc hội họp tuần trước ở thành phố.

Nhóm đã tung hoành lần đầu tiên tại Viện Biểu Diễn Nghệ Thuật Tây Tạng năm 1989.  Khi mở màn, những hàng ghế đầu là một biển y áo màu đỏ của các tu sĩ tập họp đến tòa nhà để nghe nhạc.  Những đứa trẻ đã trở nên cuồng nhiệt.  Mỗi lần tôi tham dự những sự kiện của Tây Tạng chung quanh thế giới, một người Tây Tạng đến bên tôi và nói họ đã thấy không khí sôi nổi ấy,”  Void nói như thế.

Nguồn  gốc  hippy của Bums thì hoàn hảo vô cùng; họ lẫy tên từ quyển sách cùng tên và những bài hát của Jack Kerouac (**)trong vốn tiết mục của họ bao gồm  “Pháp hỉ”, “Gió nghiệp” và “Đại dương tuệ trí”.

Dharamsala có dân số khoảng hai mươi nghìn người, với vài trăm là người ngoại quốc, nhưng với bộ râu quay nón dễ phân biệt, cười vang như bom nổ, và đôi mắt chớp lia của mình, người đàn ông từ Woodstock chắc chắn là người dễ nhận ra nhất trong đám người từ hải ngoại.

Nhóm người ngoại quốc chia thành ba tốp.  Tốp hippy nguyên thủy, ngây ngất với sự huyền bí của thị trấn trên Hy Mã Lạp Sơn; những tu sĩ Tây Tạng cạo tóc từ Âu Châu hay Hoa Kỳ tham dự ở những ngôi tu viện tại Dharamsala; và những sinh viên vì lương tri hoạt động vì cuộc vận động cho Tây Tạng độc lập.

Dharamsala được thành lập như một thị trấn đóng quân vào những năm 1850 dưới thời thống trị của Anh quốc.  Chương trình để mở rộng vai trò của nó bị quên lãng sau vụ động đất vào năm 1905 với hai mươi nghìn người chết.  Những người thuộc kỷ nguyên thuộc địa đầy quyền lực đã được chôn  ở đấy, chẳng hạn như Huân tước Elgin và Francis Younghusband,  một cuộc thám hiểm với khuynh hướng huyền bí đã hướng dẫn một lực lượng xâm lược Anh quốc vào năm 1904 và đã thãm sát hàng trăm người Tây Tạng.

Nó đã là một vùng đất ngủ quên cho đến 1959, năm mà  Đức Đạt Lai Lạt Ma cùng những thành viên đào thoát khỏi Tây Tạng sau một cuộc nổi dậy bất thành chống lại quân Trung Cộng, những kẽ đã vào Lhasa năm 1950 và chiếm đoạt căn cứ dịa của Dalai.  Một người buôn bán ở Dharamsala đã viết một bức thư cho Thủ Tướng Ấn Độ Nehru dự đoán thị trấn của ông sẽ là một quê hương tuyệt diệu cho chính quyền lưu vong Tây Tạng và thế là nó dừng chân tại đấy.

Thật dễ dàng liên hệ để có được một cuộc yết kiến với Đức Đạt Lai Lạt Ma nơi quê hương mới của Ngài, vì thế hàng trăm người hành hương từ khắp nơi trên thế giới đã bắt đầu viếng thăm.  Một trong những người ấy là Phil Void.

Khách hành hương đã trở nên dễ dàng hơn từ dạo ấy, với đường xá được cải thiện và một phi trường được xây dựng.  Nhưng Đức Đạt Lai Lạt Ma đã không còn gặp gở mọi khách du lịch.  Tuy thế, Ngài đã ban cho sự tiếp kiến với tất cả những người lưu vong Tây Tạng đã tiến hành một chuyến mạo hiểm xuyên qua đồi núi để đào thoát.

Tuy nhiên, khi Đức Đạt Lai Lạt Ma phát hiện Void trong đám đông, Ngài sẽ bước tới và giật mạnh bộ râu quai nón của ông ta.  Thủ tướng của chính phủ lưu vong Tây Tạng, Samdhong Rinpoche, cũng được biết đã cho bộ râu Mỹ màu xám lốm đốm một cái lôi kéo trìu mến.

Ca sĩ hơi thất vọng vì ban nhạc Dharma Bums chưa bao giờ được giới thiệu trên trang bìa trước của tạp chí âm nhạc Rolling Stone, nhưng ông đã nhận danh dự và tiếng tăm hơn; Đức Đạt Lai Lạt Ma đã viết một bức thư hổ trợ cho ban nhạc:  “Họ đã tìm mọi cơ hội để tạo nên sự chú ý đến vấn đề Tây Tạng và hát lên vì  sự tự do của người Tây Tạng, vì điều ấy chúng tôi cảm ơn họ.”

Richard Gere nghe những bài hát của họ và ban nhạc Blondie  (***) đã trình diễn với họ.  Những sự hợp tác khác của Bums bao gồm Maura Moynihan, một phóng viên, hoạt động, và ca nhạc sĩ người lần đầu tiên ứng tấu với họ năm 1989.  Cô là con gái của Thượng nghị sĩ Dân Chủ Dan Moynihan, đã từng là đại sứ Hoa Kỳ tại Ấn Độ trong hai nhiệm kỳ và đóng vai trò chính trong việc hình thành chính sách của Hoa Kỳ về Tây Tạng.

Trong một cửa hàng bán đồ du lịch, hai tu sĩ  Phật giáo Tây Tạng đang ôm lấy Void một cách nồng ấm và nói họ đã hoan hỉ vô cùng trong cách mà những người ngoại quốc đang hổ trợ cho họ.  “Họ đóng một vai trò rất quan trọng trong cuộc vận động độc lập.  Chúng tôi biết Void từ đài Tiếng nói Hoa Kỳ và chúng tôi yêu mến sự trình diễn của ông ta,” Rigzin Paldup nói như thế, từ trường Quốc tế Phật giáo Biện chứng trong thị trấn.

Void thuật lại lưu loát những lễ hội mà ban nhạc của ông đã trình diễn, bao gồm buổi trình diễn Miss Tây Tạng và buổi biểu diễn  vào năm 2005 tại Công trường Madison Garden ở Nữu Uớc sau buổi giảng dạy của Đức Đạt Lai Lạt Ma.  Ông nhớ lại với niềm yêu mến một buổi hòa nhạc với sự tham dự của hàng nghìn người tị nạn Tây Tạng.

“Họ đầy khắp nơi tận ở các bức tường và tôi bắt đầu hát và họ trở nên cuồng nhiệt.  Có một trăm nghìn người tại lễ hội và khi tôi hát điệp khúc thứ ba tất cả những người tị nạn đã hát với tôi,”  Void nhớ lại.  Và với điều ấy, ông chào tạm biệt và hướng vào trong thị trấn để chuẩn bị cho buổi biểu diễn kế tiếp.

Long time Tibetan supporter and musician, Mr Phil Void, sings a Tibetan Freedom song, “Rangzen”, during the opening ceremony of the 2008 Tibetan Olympics.  
http://www.flickr.com/photos/dr-catherine/2579623465/

(*) Dharma Bums: một ban nhạc được thành lập bởi ca nhạc sĩ Phil Void vào đầu những năm 1970 ở Ấn Độ và Nepal, và từ lúc ấy họ đã biểu diễn và thu nhạc khắp nơi trên thế giới.  Chí nguyện của họ luôn luôn vì vấn đề cho một Tây Tạng tự do, và nhiều bản nhạc của họ đã phản ánh ý tưởng này.http://www.dharmabums.org/

(**) Jack Kerouac: (1922-1969) là một tác giả, nhạc sĩ, họa sĩ.  Cùng với William S. Burroughs và Allen Ginsberg, ông được xem một người tiên phong của thế hệ Beat (Beat generation). Sự nghiệp của ông rất phổ biến, nhưng chỉ được rất ít sự ca ngợi khi còn sống.  Những quyển sách được biết nhiều nhất của ông là:  On the Road, The Dharma Bums, Big Sur, The Subterraneans, và  Visions of Cody. http://en.wikipedia.org/wiki/Jack_Kerouac 

 (***) Blondie’s Chris Stein: một ban nhạc rock Hoa Kỳ được hướng dẫn bởi ca sĩ  Deborah Harry and tay Tây Ban cầm Chris Stein.  Ban nhạc đi tiên phong trong phong trào nhạc new wave và punk rock. http://en.wikipedia.org/wiki/Blondie_(band) 

__

At the court of the Dalai Lama 
http://www.buddhistchannel.tv/index.php?id=11,7436,0,0,1,0 
Tuệ Uyển chuyển ngữ

Ngày ba tháng bảy năm 2009