Ninh Ba

Ninh Ba

Ninh Ba là một thành phố trực thuộc tỉnh Triết Giang. Tên gọi tắt của Ninh Ba là Dõng vì nơi này có con sông Dõng chảy qua. Ninh Ba nằm ở phía nam vịnh Hàng Châu nhìn ra biển đông Trung Hoa, về phía tây thì giáp với Thiệu Hưng và phía nam thì giáp với Đài Châu và được tách ra khỏi Chu San bằng một vực nước hẹp.

Lịch sử Ninh Ba bắt đầu có từ thời kỳ đồ đá mới (tân thạch khí thời đại – neolithic) vào khoảng năm 4800 trước CN với nền văn hóa Hà Mẫu Độ. Lúc ấy người Hà Mẫu Độ đã bắt đầu trồng lúa, làm những đồ gỗ sơn, đồ sành dầy và những đồ làm bằng ngà voi hay ngọc được chạm khắc thô sơ. Và cứ như thế các ngành nghề phát triển. Rồi đến đời hiện đại, khi kinh tế bắt đầu được chú trọng, nhờ có vị thế gần biển nên Ninh Ba đã trở thành một hải cảng quan trọng của Trung Quốc, đứng ngang hàng với Giang Châu và Quảng Châu từ đời nhà Đường và đến đời Tống thì trở thành hải cảng chính cho việc giao thương cùng các nước ngoài.

Tổng diện tích của thành phố Ninh Ba là 9365km2, và chiều dài của các bờ biển thuộc Ninh Ba cộng lại là 1562km, bao gồm 788km trong đất liền và 774km bờ biển của cồn đảo. Ninh Ba có dân số 6.070.000. Các dân tộc chính là Hán, Thổ Gia, Miêu, Choang. Tuy rằng Ninh Ba có hải cảng lớn và quan trọng nhưng người dân ở đó vẫn tiếp tục sống bằng nhiều ngành khác nhau. Ninh Ba rất nổi tiếng về công nghệ sản xuất đồ phụ tùng xe hơi, đồ đạc trong nhà như bàn ghế, giường tủ v.v… Nói chính xác là hải cảng Ninh Ba luôn giúp đẩy nền kinh tế Trung Quốc đi lên bằng cách được xuất cảng hàng hóa trong nước ra nước ngoài một cách thuận tiện. Cho dù Ninh Ba hiện là một thành phố công nghệ nhưng các thắng cảnh di tích văn hóa và tôn giáo vẫn được bảo trì tốt đẹp ở ba nơi nổi tiếng này: Thiên Nhất cácNinh Ba có các Thiên Nhất thu hút khách du lịch rất đông. Các Thiên Nhất là một thư viện cổ nhất cả nước Trung Hoa, có Nguyệt Hồ là vùng lân cận, do quan chức của đời nhà Minh tên Phạm Khâm xây vào năm 1561. Trong thư viện này hiện còn lưu trữ những bộ sách từ thế kỷ thứ 11 và kể cả những bộ sách bằng tre hoặc sách chép tay của đạo Khổng. Ngoài ra thư viện còn giữ những đề thi được đỗ bảng vàng do cung đình ban xuống. Nếu du khách có thời gian đến nơi này thì sẽ có thể dạo chơi trong khuôn viên của thư viện để xem các bàn ghế và sách cổ được trưng bày và cảm nhận được sự nho nhã hoặc phong thái thư sinh của những người xưa.