THANH MINH

THANH MINH

Tiết hàn thực – Thanh minh, câu chuyện là kỉ niệm cảm động hộ giá lòng người của sỹ tử Giới Chi Thôi

Truyền thuyết thời Xuân Thu Chiến Quốc, ái thiếp Lệ Phi của quốc vương Tấn Hiến Công, nước Tấn muốn con ruột được thừa hưởng ngôi vua đã hại chết Thái tử Thân, rồi hại tiếp Trọng Nhỉ – con trai vua, Trọng Nhỉ biết được nên tránh họa bỏ xứ tẩu thoát.
Đoàn người lưu lạc trong núi rừng, không có thực phẩm, thấy tình hình căng, đại thần Giới Chi Thôi hộ giá tùy tùng Trọng Nhỉ đã âm thầm cắt thịt đùi của mình nấu lên mời Trọng Nhỉ dùng cho qua cơn đói.

19 năm sau Trọng Nhỉ về nước lên ngôi, tức Tấn Văn Công, một trong 5 vị bá chủ thời Xuân Thu – Ngũ Bá Xuân Thu.

Sau khi nắm quyền thiên hạ, để tạ ơn những thân cận đã xuất sanh nhập tử cùng mình, ông phong thưởng cho tất cả các đại thần, nhưng đã quên một người – Giới Chi Thôi, vì lúc này Giới Chi Thôi về quê thăm mẹ.

Sau này nhờ cận thần nhắc lại, Trọng Nhỉ mới nhớ tới nên lòng áy náy, ông đích thân về quê nhà của Giới Chi Thôi thăm viếng nhưng không tìm ra
Giới Chi Thôi giữa bạt ngàn rừng núi.

Giới Chi Thôi là người nổi tiếng hiếu thảo, nên cận thần hiến kế đốt rừng nhất định hắn sẽ chạy ra trước mặt ngài thôi.

Đốt rừng liên tục 3 ngày 3 đêm, không thấy bóng dáng ai xuống núi, lửa rừng cũng đã tắt, người ta tìm thấy hai me con Giới Chi Thôi đã chết dưới cây cổ thụ dương liễu, tay vẫn nắm chặt lá thư viết bằng máu trên tay:

Cắt thịt mình phụng quân tận tâm,
Nguyện cho chúa công thương Chi Thôi
Làm ma dưới cây dương liễu chung
Bất kiến, giản thần theo phò ngài,
Trong lòng chủ công có thần là,
Nhớ để cảnh tỉnh, tự an tâm
Ở dưới huỳnh tuyền tâm vô hối
Cần chánh thanh minh phục thanh minh.

Vua Tấn Văn đọc xong rất thương tâm, lập tức hạ chỉ đổi tên núi từ Cẩm san thành núi Giới san, ngày đốt chết Giới Chi Thôi làm ngày hàn thực,
Về sau đến ngày này, phải cúng đồ nguội, cấm lửa để tỏ lòng tưởng nhớ trung thần Giới Chi Thôi.

Qua những năm kế tiếp, nhớ ơn khôn nguôi Giới Chi Thôi, vua Tấn Văn đều đến chân núi thực hiện lễ hàn thực một ngày rồi mới lên núi.

Buổi sáng nọ ngang qua gốc dương thấy cây liễu lá lên xanh non biêng biếc, vua Tấn Văn tới gần hái lá kết thành vòng đeo đội trên đầu, các cận thần thấy thế làm theo, ngài tuyên bố ngày này trở thành ngày tiết Thanh minh, cây liễu trở thành Liễu Thanh Minh.

Về sau mỗi lần đến tiết Thanh minh, người người hay treo trước và sau cửa cây liễu để bày tỏ tưởng nhớ người đã khuất.

Sưu Tầm